Tết đoan ngọ nên làm gì và kiêng gì để may mắn cả năm 2022

07-10-2021
Cập nhật: 10-11-2021

Tết Đoan Ngọ mặc dù không phải là ngày tết chính của Việt Nam nhưng lại được rất nhiều người trông chờ. Vào ngày tết này sẽ có những tập tục và cách ăn tết riêng của từng vùng miền. Không chỉ vậy còn diễn ra một số hoạt động thú vị, những lễ hội ở khắp mọi nơi. Vậy tết Đoan Ngọ nên làm gì để nhận được may mắn và tránh phải điềm xấu? Hãy cùng Nut Corner tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tết Đoan Ngọ nên làm gì? 

Dù là ngày tết nhỏ, chỉ diễn ra vỏn vẹn trong một ngày, nhưng từ thời xa xưa đến nay ông cha ta lại rất coi trọng ngày tết này. Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm trở thành một ngày lễ không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.

Đây thường là ngày tết dành riêng cho gia đình, khi các thế hệ cùng quây quần bên nhau, làm một mâm cơm nhỏ cúng tổ tiên. Không chỉ vậy còn phải thực hiện một số hoạt động không thể bỏ qua trong ngày này nữa đấy. Hãy cùng khám phá xem những hoạt động đó là gì và có ý nghĩa như thế nào nhé!

Tết Đoan Ngọ nên làm gì? 
Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Tết nguyên đánTết hàn thực

Thực hiện nghi lễ giết sâu bọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết giết sâu bọ, theo quan niệm của người xưa trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là đường ruột thường có các loại sâu bọ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế vào ngày này mọi người thường thực hiện nghi lễ giết sâu bọ bằng cách ăn bánh gio, ăn vải hay ăn cơm gạo nếp,… Như vậy thì cơ thể sẽ loại bỏ được các con sâu bọ, đem lại một sức khỏe tốt hơn. 

Tùy theo tập tục của từng vùng miền mà chúng ta lại có các cách giết sâu bọ khác nhau. Chẳng hạn như trẻ em sau khi ngủ dậy sẽ được cho ăn các món ăn trên, có thể ăn thêm cả trứng luộc. Sau đó thì bôi hùng hoàng vào ngực, rốn, thóp đầu để diệt sâu bọ. 

Đối với người lớn, vào ngày tết Đoan Ngọ sau khi ngủ dậy thì không được chạm chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần rồi ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó đặt chân xuống giường, uống một ít rượu nếp để sâu bọ say, sau đó ăn các loại trái cây như vải để loại bỏ hết sâu bọ. Vậy thì mới hoàn thành xong nghi lễ giết sâu bọ được. 

Cúng tết Đoan Ngọ

Cũng giống như ngày tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng được thực hiện các mâm cơm cúng đầy đủ, kỹ càng. Các gia đình thường làm mâm cúng ông bà tổ tiên với hoa, vàng mã, trái cây, cơm rượu nếp,… không kém gì so với ngày tết mùng 1 tháng 1 âm lịch. Một chút tấm lòng thành để dâng lên ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, may mắn trong năm tới. 

Cúng tết Đoan Ngọ
Cúng tết Đoan Ngọ

Phóng sinh

Tết Đoan Ngọ cũng chính là thời điểm mà mọi người thực hiện các hình thức phóng sinh để gieo duyên, đem lại điều may mắn. Phóng sinh dường như là một hoạt động không thể thiếu vào ngày này. Mọi người tập trung ở chùa chiền, phóng sinh cá, chim, các loại động vật,…

Việc làm này giúp tâm hồn của con người thanh thản hơn, giảm bớt các điều tội lỗi đã làm trong năm vừa qua. Đồng thời cũng đem lại những điều suôn sẻ, may mắn trong năm tới. Vì thế nếu hỏi rằng tết Đoan Ngọ nên làm gì thì bạn nên đi phóng sinh đấy. 

Tắm bằng thảo mộc

Theo lời người xưa truyền lại, tết Đoan Ngọ nhất định phải tắm bằng nước nấu từ nhiều loại thảo mộc. Chẳng hạn như kinh giới, lá tre, lá tía tô,… được nấu chung với nhau rồi dùng để tắm giúp xua đuổi sâu bọ, những điều không may hay tà khí. Không chỉ vậy khi tắm xong cơ thể còn thơm tho, phòng ngừa được các căn bệnh như cảm và các mầm bệnh khác. 

 

Tắm bằng thảo mộc
Tắm bằng thảo mộc

Ngoài ra mọi người thường nói với nhau rằng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là lúc mà năng lượng của mặt trời, của trái đất ở đỉnh điểm cao nhất. Các loại lá cây sẽ hấp thụ nguồn năng lượng này vào bên trong.

Vì thế khi chúng ta hái lá để tắm sẽ gián tiếp giúp cơ thể hấp thụ được năng lượng từ mặt trời, giúp cho cơ thể được thêm nhiều sức khỏe, xua đuổi điềm rủi. Không ai biết được đây là sự thật hay không, tuy nhiên việc tắm nước thảo mộc đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ đấy. 

>> Tìm hiểu thêm: Tết hàn thực cúng gì

Treo cành xương rồng trước cửa

Xương rồng luôn được biết đến như một loại cây xua đuổi tà khí, trừ tà. Ngày tết Đoan Ngọ lại là ngày có dương khí thịnh nhất. Vì thế mà treo một cành xương rồng trước cửa nhà giúp xua đuổi điềm xấu, bảo vệ sự may mắn cho gia đình. Đây là hoạt động được truyền qua rất nhiều thế hệ con cháu Việt Nam. Đến tận bây giờ hoạt động này vẫn còn được thực hiện. 

Quét dọn vệ sinh phòng

Vào ngày lễ tết, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là một hoạt động không thể thiếu. Không chỉ giúp xua đuổi điều xấu, không may mắn mà còn giúp cho căn nhà gọn gàng, ngăn nắp hơn. Việc dọn dẹp giúp tẩy đi bụi bẩn, mầm bệnh, làm cho cơ thể được khỏe mạnh, thoải mái hơn nữa đấy. 

Những điều kiêng kị tết đoan ngọ mùng 5/5 

Ngoài việc tết Đoan Ngọ nên làm gì thì vào ngày này chúng ta cần phải kiêng cữ một số thứ đấy. Người xưa thường hay nói rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó chúng ta cũng cần chú ý một số điều để tránh rước phải những điều không may mắn nhé. 

Không nên để giày dép lộn xộn

Tết Đoan Ngọ kiêng gì? Người xưa thường quan niệm ngày tết Đoan Ngọ kiêng để giày dép lộn xộn. Vì giày dép trong tiếng Hán đồng âm với “tà”, vì thế việc để không ngay ngắn sẽ thu hút tà khí vào nhà. Đây là điều không may mắn, do đó cần phải chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và tình duyên. 

Không nên để mất hoặc rơi tiền

Mọi người thường hay đi chơi rất nhiều vào tết Đoan Ngọ. Nhưng vào ngày này hãy nhớ không được để mất hay rơi tiền xuống đất. Vì như vậy nghĩa là tài vận bị mất hay đi xuống, không tốt một chút nào, sẽ ảnh hưởng đến tài lộc trong năm. Vì thế hãy chú ý để tránh những điều này. 

Không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí

Kiêng gì tết Đoan Ngọ? Vào ngày này mọi người thường kiêng đi đến những nơi có âm khí nặng như bệnh viện, đám tang. Để tránh rước âm khí vào người thì chúng ta cũng nên kiêng và tránh đi đến những nơi này. 

Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ

Một điều cần kiêng vào ngày tết Đoan Ngọ chính là mua các món quà lưu niệm. Đặc biệt là những đồ vật có hình thù kỳ lạ, không rõ nguồn gốc. Vì người xưa quan niệm những đồ vật này mang điềm xấu, ý nghĩa không tốt nên cần tránh. 

Các món nên ăn vào ngày tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ không chỉ được chờ mong bởi các hoạt động riêng ý nghĩa mà còn là những món ăn nữa đấy. Mặc dù bình thường chúng ta cũng có thể ăn những món này. Tuy nhiên khi ăn vào ngày tết Đoan Ngọ lại đem đến cảm giác khác, mang nhiều tầng ý nghĩa. Vì thế mà bạn cũng nên thử những món ăn dưới đây nhé. 

Chè trôi nước

Chè trôi nước là một trong những món ăn được rất nhiều người yêu thích vào ngày mùng 5 tháng 5. Vị chè thanh ngọt nhẹ, phần bánh trôi dẻo dai với nhân đậu bên trong. Đây là một món chè thanh mát mà chúng ta nên thưởng thức vào tiết trời oi nóng như ngày tết Đoan Ngọ. Vì thế mà món ăn này trở thành một phần không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình vào ngày này. 

Bánh Trôi
Bánh Trôi

Hoa quả

Không khác gì với các ngày lễ ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ cũng có mâm trái cây để cúng ông bà tổ tiên. Sau đó con cháu còn ăn hoa quả để diệt trừ sâu bọ, loại bỏ bệnh tật. Một lý do khác là vì tết Đoan Ngọ chính là thời điểm đầu mùa của các loại hoa quả. Vì thế mà hoa quả thường rất ngon ngọt, như chôm chôm, vải, dưa hấu,… Không chỉ vậy người ăn còn mong muốn cho một năm hoa quả đầy nhà, sung túc ấm no nữa đấy. 

Bánh ú tro

Đối với các gia đình miền Trung và miền Nam, bánh ú tro là món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm mềm với nước tro, phần tro được đốt từ các loại như rơm. Sau đó gói bằng lá chuối nên hương vị của bánh rất đặc biệt. Bánh ú tro có hai loại là không nhân và nhân đậu xanh, chấm thêm một ít đường ăn cùng thì đúng chuẩn hương vị ngày tết Đoan Ngọ. 

Bánh tro
Bánh tro

Thịt vịt

Một món khác nhất định phải ăn trong ngày tết Đoan Ngọ ở miền Trung hay miền Nam chính là thịt vịt. Bởi vì đây là ngày nắng nóng nhất trong năm, thịt vịt lại có tính hàn, ăn vào giúp giải nóng, làm thanh mát. Không chỉ vậy từ tháng 5 thì vịt bắt đầu vào mùa ngon nhất, vịt béo và thịt thơm hẳn. Vì thế mà nhiều người đã lựa chọn ăn thịt vịt trong ngày này là vậy. 

Thịt vịt
Thịt vịt

Rượu nếp

Rượu nếp là món ăn phong tục của người miền Bắc khi quan miện các loại sâu bọ trong bụng chỉ ngoi lên vào ngày tết Đoan Ngọ. Vì thế mà mọi người phải ăn rượu nếp để diệt trừ hết sâu bọ. 

Rượu nếp
Rượu nếp

Rượu nếp ăn vào buổi sáng là tốt nhất, men rượu vẫn còn đậm đà. Rượu nếp dùng từ loại gạo trắng, nếp cẩm nấu thành xôi rồi rắc men lên trên, ủ trong vòng 3 ngày. Sau khi ủ xong thì chắt nước rượu ra uống. Vì ủ trong thời gian ngắn nên độ cay không nhiều, người lớn hay trẻ con đều có thể ăn được. 

Trên đây là một số hoạt động nên làm vào ngày tết Đoan Ngọ và những điều cần kiêng cữ để tránh xui xẻo. Hy vọng rằng sau bài viết này của Nut Corner bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngày tết Đoan Ngọ này nhé!