Cách trang trí bưởi Tết Trung Thu đẹp và cực kì đơn giản

24-09-2022
Cập nhật: 21-09-2022

Bưởi luôn là loại trái cây xuất hiện thường xuyên trong các dịp lễ tết hoặc thờ cúng vì ý nghĩa tốt đẹp và may mắn của nó. Bạn có phải muốn thử biến tấu trang trí bưởi tết để có một mùa trung thu đầy kỉ niệm không? hãy xem 3 cách trang trí bưởi tết trong bài viết này của Nutscorner (có hướng dẫn cụ thể) và thực hiện ngay nhé!

Nguồn gốc dịp Tết Trung thu

Trung thu thời rơi vào giữa mùa thu. Tết Trung thu cũng như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) của tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu ở Việt Nam không ai biết đã có tự bao giờ, không có sử liệu chính thức nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.

Theo tích xưa, Tết Trung thu đã bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu là Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn rất đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, đức vua gặp một vị tiên giáng thế trong hình dáng một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên đó đã hóa phép tạo ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và vị vua đã trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua vẫn luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Tết trung thu là dịp cho thiếu nhi vui chơi

Ngày Tết trung thu sau đó đã du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta sẽ bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, cũng nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có tổ chức những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc vui rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình còn bày cỗ riêng cho trẻ con và trong mâm cỗ xưa thường có chuẩn bị ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh bày bánh trái hoa quả… Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố đều có tổ chức chương trình  trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các con đến cùng vui chơi, chụp ảnh.

> Xem thêm:

Top 12 Ý tưởng trang trí sân vườn đón Tết độc đáo

Làm sao để trang trí Tết Dương Lịch sang trọng và đẹp mắt?

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời rất xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo một số văn bia ở chùa Đọi vào năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã chính thức được tổ chức ở kinh thành Thăng Long cùng với các hội đua thuyền, múa rối nước và hoạt động rước đèn.

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp nên nhân dịp tháng 8 việc gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc mọi vật thảnh thơi, người ta sẽ mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu

Học sinh thường được tham gia hoạt động rước đèn dịp trung thu

Lưu ý

Trước khi bạn bắt tay vào trang trí, bạn tốt nhất nên lưu ý một số mẹo chọn bưởi để trang trí đẹp như sau:

Chọn những quả bưởi tròn, da (vỏ) nhẵn mịn. Vỏ quả mà sần sùi sẽ khó làm hơn.

Thường vỏ bưởi sẽ héo rất nhanh nên khi trang trí bưởi tết bạn lưu ý chỉ trưng được 1-2 ngày thôi nhé, vì thế bạn cần canh thời gian để mà bày cỗ hợp lý.

Trang trí bưởi tết mâm cỗ Trung Thu bằng cách tỉa bưởi

Quả bưởi là loại quả luôn thường xuất hiện trên mâm cỗ mỗi dịp Rằm tháng 8 ở nước ta.  Tết Trung Thu là một ngày trong những ngày tết cổ truyền lớn tại Việt Nam. Đây là một dịp Tết dành cho thiếu nhi vui chơi, khi mà đám trẻ con sẽ thích thú hò reo với lồng đèn, bánh kẹo, và kể cả tập tục phá cỗ vô cùng đặc biệt nữa. Nhắc tới mâm cỗ Tết Trung Thu thì chắc chắn không thể thiếu đi nhiều loại trái cây và đặc trưng nhất là quả bưởi. Hôm nay bạn hãy khám phá cách trang trí bưởi tết mâm cỗ Trung Thu thật đẹp và độc đáo với quả bưởi nha.

Nguyên liệu thực hiện tỉa trang trí bưởi tết

  • 1 trái bưởi
  • 1 dao tỉa

Cách thực hiện tỉa trang trí bưởi tết Trung Thu

Trên da bưởi, bạn bắt đầu dùng bút vẽ lên để chia quả bưởi thành 6 phần sao cho chúng bằng nhau. Tiếp đó để thành hình chiếc lá lên quả bưởi.

Vẽ lên vỏ bưởi và dùng dao rọc theo để trang trí bưởi tết

Sau đó bạn dùng dao tỉa, tỉa theo các đường đã vẽ và tách phần trên của quả bưởi ra phía ngoài.

Phần còn lại của quả bưởi, bạn hãy khéo léo để tách hết phần ruột ra ngoài.

Tiếp theo, đối với phần núm bưởi đã cắt ra, bạn tỉa lá sao cho thật gọn gàng và đẹp mắt.

Cuối cùng bạn ráp phần ruột bưởi đã tách ra lúc nãy vào lại bên trong lòng quả, đậy chiếc núm hình lá lên trên là đã hoàn thành rồi.

> Tìm hiểu thêm:

Cách trang trí bàn uống nước ngày Tết lịch sự đón khách

Cách vẽ trang trí thiệp Tết đẹp và ý nghĩa 2023

Thành phẩm

Vậy là chỉ qua 3 bước tỉa trang trí bưởi tết đơn giản như trên chúng ta đã có một mâm cỗ vừa nghệ thuật vừa đựng được trái cây rồi.

Cách làm đĩa đựng trái cây bằng vỏ bưởi cực đẹp và đơn giản

Bạn có biết vì sao bưởi lại được coi là loại quả không thể thiếu được trong mỗi dịp Tết Trung Thu không? Lý do là bởi vì mùa bưởi chín cũng vô tình trùng ngay vào thời gian Tết Trung Thu diễn ra. Bên cạnh đó, quả bưởi còn là biểu tượng tượng trưng cho sự sung túc, đoàn viên, sự cầu mong tốt đẹp cho con cái và may mắn nữa đó. Vì thế mà Tết Trung Thu cũng thường được gọi là Tết đoàn viên.

Nguyên liệu làm đĩa đựng trái cây trang trí bằng vỏ bưởi

  • 1 trái bưởi
  • 1 dao tỉa

Cách làm

Đầu tiên, bạn hãy cắt phần vỏ xanh (và cả cùi bưởi) thành 8 phần rồi từ từ dùng tay lột phần này xuống đến gần cuối quả bưởi (lưu ý là bạn đừng lột hết nhé). Sau đó bạn dùng dao cẩn thận tách phía cuối ruột bưởi rồi tách riêng phần ruột này ra ngoài.

Tiếp theo hãy dùng dao tỉa và tỉa cho phần vỏ để tạo thành hình những chiếc lá thật đẹp.

Cắt vỏ bưởi thành các hình dạng tùy thích

Cuối cùng, bạn dùng dao tách hai phần vỏ xanh và cùi trắng ra riêng (lưu ý bạn không tách hẳn ra) là đã xong chiếc đĩa đựng trái cây bằng vỏ bưởi vô cùng đẹp mắt.

Thành phẩm

Cách thứ 2 này cũng đẹp không thua kém gì cách ban đầu phải không nào? Vừa tận dụng đựng được vỏ bưởi, vừa làm đẹp thêm bàn thờ ngày Tết Trung thu.

Cách làm đèn lồng trang trí tết trung thu đẹp bằng vỏ bưởi

Với một dịp đặc biệt như thế này, tại sao bạn không trang trí mâm cỗ Trung Thu bằng những ý tưởng sáng tạo, đơn giản nhất là trang trí bưởi tết thú vị hơn một chút để đón nhận thêm thật nhiều may mắn và tài lộc bằng lồng đèn đúng không nào?

Nguyên liệu làm đèn lồng trung thu bằng vỏ bưởi

  • Dây dù và dây chun
  • Vỏ bưởi
  • Nến
  • Dao khắc
  • Bút
  • 1 chiếc đũa
  • Bao diêm và bật lửa

Cách làm đèn lồng vỏ bưởi

Lựa 1 đường dọc trên quả bưởi và hãy khía theo đó. Cắt phần núm phía trên của quả để lấy được phần ruột bưởi ra ngoài mà vẫn không làm mất hình dạng quả bưởi.

Sau đó bạn hãy bóc vỏ bưởi. Dùng bút vẽ những hình bạn thích ra bên ngoài vỏ bưởi rồi dùng dao sắc để cắt theo hình đó. Bạn nên vẽ những hình đơn giản thôi để lúc tỉa dễ hơn nếu chưa được quen tay nhé.

Lồng đèn vỏ bưởi

Dùng đũa để đục 2 lỗ ở trên mỗi phần vỏ bưởi và bạn xỏ dây buộc qua, buộc thật chặt hai đầu lại với nhau.

Cuối cùng bạn hãy dán một cây nến nhỏ vào trong là đã có ngay một chiếc lồng đèn xinh xắn đón Trung Thu rồi. Đặc biệt khi nến cháy sẽ có mùi hương của vỏ bưởi tỏa ra vô cùng dễ chịu và thơm nữa đó.

Thành phẩm

Đúng với hình ảnh vật biểu tượng của ngày Trung thu – lồng đèn, chiếc lồng đèn bằng vỏ bưởi này chắc chắn rất hợp không khí và lại có tác dụng xông hương bưởi cho không gian xung quanh nữa.

Lời kết

Vậy là chỉ với một quả bưởi cùng những vật dụng dễ tìm và cách trang trí bưởi tết hết sức đơn giản, mâm cỗ Trung Thu năm nay của gia đình bạn đã trở nên vô cùng đẹp mắt, thú vị và thêm phần đặc biệt. Đặc biệt bưởi còn tượng trưng cho nhiều mong cầu tốt đẹp và may mắn nên càng sẽ càng ý nghĩa hơn phải không? Bạn hãy thực hiện ngay để tận hưởng không khí dịp lễ này nhé.