Hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết – Nét đẹp dân tộc

Chúng ta luôn biết nước mình có một món bánh truyền thống và luôn xuất hiện vào dịp Tết ta (Tết riêng của dân tộc Việt Nam). Những hình ảnh gói bánh chưng ngày tết này sẽ khiến bạn càng chứng kiến rõ từng công đoạn làm món bánh này, cũng như cảm nhận hơi thở gió xuân đang thổi đến rất gần rồi. Hãy xem ngay bài viết của Nut Corner dưới đây.

Ý nghĩa của việc gói bánh chưng

Cùng với truyền thuyết xa xưa, chiếc bánh chưng, bánh giầy đã gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời đương thời.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lớp lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong là các lớp bánh được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,… đều là những nguyên liệu nấu ăn phổ biến của dân tộc.

Chính vì vậy, món bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để cầu mong mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Bánh chưng Tết cũng thể hiện được đạo hiếu của những người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên đấng sinh thành cũng từ đây mà có.

Còn bạn đồng hành với bánh chưng, bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn đẹp mắt, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa hay quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh, chính vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong mưa thuận gió hoà, cho một năm ấm no.

Hình ảnh gói bánh chưng ngày tết ấm áp trong gia đình người Việt

>> Lá dong và chuối là hai loại lá được dùng để gói bánh chưng nhiều nhất. Vậy cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần khuôncách gói bánh chưng bằng lá chuối không cần khuôn như thế nào?

Đặc điểm của bánh chưng

Bánh chưng được làm ra từ những nguyên liệu rất đơn giản và dễ tìm như nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ.

Được phối hợp giữa nhiều mùi vị như độ thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi của đậu xanh, vị béo ngậy của thịt mỡ và mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu, hành, lá dong. Đây là sự kết hợp tương đồng rất khoa học và không kém phần sáng tạo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng nhiều lứa tuổi

Bánh chưng là hương vị tinh hoa của đất trời

Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Trích theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, mục Truyện bánh chưng đã có ghi chép rằng vua Hùng thứ 6 sau khi đánh đuổi giặc Ân, mới hội họp các vị quan Lang, công tử con mình lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem được trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các vị quan Lang đua nhau lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý làm lễ vật. Duy chỉ có Lang Liêu, vị công tử thứ 18 của vua cha, nghèo khó nhất trong các vị quan Lang, không tìm được sản vật quý hiếm. Chàng nằm mơ thấy thần linh mách bảo nên đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra món bánh chưng, bánh dày làm lễ vật.

Hình ảnh bánh chưng ăn kèm củ kiệu luôn được nhìn thấy thường xuyên dịp tết

Chiếc bánh dày mang hình tròn tượng trưng cho trời và bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong trung tâm tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và bảo bọc con cái. Hai món bánh dâng lên hợp ý vua Hùng, Lang Liêu chính là người được truyền ngôi. Từ đó, bánh chưng, bánh dày trở thành lễ vật không thể thiếu được trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên và các dịp lễ Tết. Món ăn này cũng thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời, hương vị bánh cũng nhấn mạnh cho tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Dấu ấn ẩm thực đặc sắc của dân tộc

Tết chẳng thể gọi là Tết nếu thiếu bánh chưng xanh. Các Vua Hùng đã từng ví hạt gạo, nguyên liệu chính tạo nên món bánh truyền thống này, tựa như hạt ngọc của trời đất ban cho con người. Hạt gạo tinh khiết và an lành hơn bất kỳ loại sơn hào hải vị nào. Bánh chưng có thể được ăn kèm món củ kiệu, dưa muối hoặc chấm nước mắm đơn giản để làm tăng sự đậm đà. Thức bánh độc đáo này cũng nhờ vậy mà tồn tại một cách kỳ diệu nhiều năm, suốt từ thời Hùng Vương đến nay. Món ăn trở thành dấu ấn ẩm thực độc đáo của dân tộc, tạo nên phong vị ngày Tết quê nhà.

Hình ảnh gói bánh chưng ngày tết luôn là nét đẹp dân tộc, được lưu truyền tới ngày nay

Hàng năm, các hội thi nấu bánh chưng thường diễn ra sôi nổi, mang không khí Tết đến gần hơn với mỗi người, nhất là lớp trẻ. Ngoài ra, hình ảnh gói bánh chưng dịp năm mới cũng rất có sức hút với khách nước ngoài. Vào dịp Tết năm 2019, nhiều du khách quốc tế đã hội tụ tại Mũi Né (thuộc Phan Thiết, Bình Thuận) để tham dự lễ hội bánh chưng với hàng loạt trải nghiệm thú vị. Hầu hết họ đều rất hào hứng khi có cơ hội tận tay làm chiếc bánh truyền thống trong dịp đón Tết Âm lịch tại Việt Nam.

Ngày nay, bánh chưng đã là món được bày bán sẵn ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ gìn truyền thống sum họp gói bánh vào những ngày giáp Tết. Những chiếc bánh chưng tự tay gói vì thế mà thơm ngon, đậm đà và ý nghĩa hơn. Tục gói bánh chưng ngày Tết cũng trở thành một nét văn hóa ẩm thực rất riêng, góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế.

Quy trình gói bánh chưng

Dưới đây sẽ là hình ảnh gói bánh chưng ngày tết  giúp bạn tường tận những công đoạn cần có trong quy trình làm ra một chiếc bánh chưng truyền thống. Đây chính là nét đẹp văn hoá được lưu truyền qua nhiều đời của các thế hệ con dân Việt Nam.

Chuẩn bị

Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành việc ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp để nước lạnh qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.

Gạo nếp được sơ chế kỹ càng trước khi gói bánh

Bạn cũng nên ngâm nếp chung với nước xay lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh loại không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.

>> Gạo nếp là một nguyên liệu quan trọng để cho chiếc bánh chưng được ngon mà hấp dẫn. Vậy bạn có biết loại gạo nếp nào gói bánh chưng thơm ngon?

Sơ chế

Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn hãy đổ nếp đó ra rổ sạch và để cho ráo nước. Rắc khoảng 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.

Đậu xanh thì bạn cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu xanh ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.

Tiếp đến, bạn hãy ướp thịt ba chỉ với muối, tiêu và đường.

Gói bánh

Để bánh được vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.

Tiếp theo, bạn hãy xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, sau đó gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự đó cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 chiếc lá xuống phía dưới khuôn rồi đổ nếp lên.

Bạn rải đều nếp ở cả 4 góc của khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi hãy để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên để phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.

Cuối cùng, bạn gói bánh lại và dùng dây buộc chắc. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt tay vì khi nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.

Việc gói bánh là giai đoạn mọi người quây tuần, tề tựu cùng nhau vừa bàn chuyện vừa gói bánh

Luộc bánh

Đặt bánh vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng chừng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc bánh của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì bạn có thể châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì bạn nhớ trở bánh lại, thay nước mới. Nếu không như vậy thì bánh sẽ bị sống, không chín đều.

Sau khi bánh chín thì bạn vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng để đè lên bánh để ép nước ra, giúp cho bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép bánh trong khoảng 5 – 8 tiếng là được.

Thành phẩm

Khi công đoạn làm bánh đã hoàn tất, bạn có thể bảo quản bánh của mình trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến thăm, bạn chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hâm lại là dùng được nhé!

Món bánh chưng đặc trưng đến nỗi nếu thiếu bánh chưng thì không phải là tết

Lời kết

Bánh chưng chính là một loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. “Bánh chưng” còn được lưu truyền lại cho con cháu đời sau để chúng luôn tưởng nhớ tới tổ tiên, cầu may mắn sung túc cho năm mới. Hình ảnh gói bánh chưng ngày tết thể hiện sự biết ơn, lòng tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên những người đã khuất.