Tết nguyên đán là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của tết âm lịch

Ai cũng biết tết nhưng tên gọi đầy đủ “Tết nguyên đán” thì vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này. Vậy tết nguyên đán là gì, ý nghĩa và nguồn gốc của dịp lễ này như thế nào đối với dân tộc Việt Nam. Bài viết dưới đây của Nut Corner sẽ giới thiệu thật chi tiết và cụ thể những thông tin về ngày tết nguyên đán cho bạn nhé. Cùng bắt đầu nào!

Tết nguyên đán là gì? 

Tết nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn, và trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống lễ hội của người Việt, Tết nguyên đán được xem là cột mốc đầu tiên và là dấu hiệu cho sự khởi đầu của một năm mới. Theo nghĩa của tiếng Hán, “Nguyên Đán” là từ ghép có nghĩa là buổi sáng sớm đầu năm. Riêng chữ “Tết” là cách đọc lệch đi của từ Hán – Việt “Tiết”. Và trong văn hóa của người Trung cổ, một năm thường được chia thành 24 tiết. Trong đó tiết Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm. 

Tết nguyên đán là gì? 
Tết nguyên đán là gì?

Thời gian tết nguyên Đán được tính thế nào? 

Có thể nói điểm đặc biệt của Tết nguyên đán chính là được tính theo Âm lịch. Có nghĩa là sẽ năm âm lịch được thiết lập dựa theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, khác với dương lịch được tính theo vòng quay của trái đất. Do đó Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết Âm lịch. Và theo một vòng tuần hoàn, Tết Dương lịch (Tết Tây) sẽ luôn diễn ra trước Tết Âm lịch.

Thời gian Tết nguyên Đán
Thời gian Tết nguyên Đán

Thêm nữa, với quy luật 3 năm nhuận một tháng nên ngày đầu năm của Tết nguyên đán sẽ không bao giờ trước ngày 21/01 dương lịch và sau ngày 19/02 dương lịch. Toàn bộ dịp tết nguyên đán hằng năm sẽ rơi vào khoảng giữa những ngày này, tức là từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2. Và thường kéo dài trong 7 – 8 ngày của năm cũ và 10 ngày đầu tiên của năm mới (23 tháng Chạp cho đến hết mùng 10 tháng Giêng).

Ý nghĩa ngày tết nguyên đán 

Từ xưa đến nay, tết luôn là thời điểm được nhiều người mong chờ nhất. Vì có lẽ đây là khoảng thời gian mà tất cả mọi người đều trở nên rộn ràng và vui vẻ hơn bao giờ hết. Không chỉ trẻ con mà người lớn cũng đặc biệt yêu thích tết, phải chăng tết trong mỗi người hay mỗi gia đình đều có những ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc hơn so với những ngày lễ khác trong năm. 

Ý nghĩa ngày tết nguyên đán 
Ý nghĩa ngày tết nguyên đán

Vậy tết nguyên đán có ý nghĩa như thế nào với người Việt? Có vô số đáp án dành cho câu hỏi này, và dưới đây là rất nhiều những ý nghĩa của ngày tết nguyên đán mà có thể cũng chính là câu trả lời của bạn đấy.

  • Tết nguyên đán là lúc trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần gũi với thần linh. Nhiều người cho rằng mọi hành động hay mong ước của họ sẽ được các vị thần nhìn thấy và ban phước lành cho họ.
  • Tết nguyên đán là khoảng thời gian cho gia đình cùng đoàn viên, sum họp. Còn gì tuyệt hơn khi có thể cùng người thân trò chuyện, ăn uống và chia sẻ những dự định cho năm mới đúng không nào.
  • Tết nguyên đán còn là thời điểm để mọi người hướng về tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn. 
  • Tết nguyên đán là ngày ông Thần tài đi ban phát tài lộc, thịnh vượng và sung túc cho mọi nhà
  • Ý nghĩa của Tết nguyên đán còn là sự khởi đầu cho những cơ hội, thử thách và hy vọng mới
  • Ngày tết nguyên đán là ngày ông Tơ bà Nguyệt đi se duyên

Bạn đã tìm được câu trả lời riêng của mình chưa? Rất có thể với mỗi người, tết nguyên đán sẽ có những ý nghĩa đặc biệt khác nữa. Nhưng dù là gì thì tết nguyên đán cũng là một dịp lễ giúp mỗi người sẽ có những giây phút thật vui vẻ và hạnh phúc bên những người mà họ yêu thương. Và họ sẽ bắt đầu một năm mới với thật nhiều may mắn và bình an. Đây có lẽ chính là ý nghĩa lớn nhất mà ngày tết nguyên đán mang lại cho mỗi người con đất Việt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Tết hàn thựcTết đoan ngọ.

Tết nguyên đán có nguồn gốc từ đâu

Nếu đã đọc đến đây thì xem như bạn đã hiểu được một phần cơ bản về tết nguyên đán rồi đấy. Nhiều nguồn tin cho rằng tết nguyên đán bắt nguồn từ Việt Nam nhưng một số khác lại tin rằng Trung Quốc mới là nơi khởi nguồn của dịp tết đặc biệt này. Vậy nguồn gốc của tết nguyên đán thực sự xuất phát từ đâu nhỉ? 

Bắt nguồn từ đất Việt

Trong lịch sử, Việt Nam là đất nước trải qua 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Do đó không thể phủ nhận trong văn hóa của người Việt có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Tuy nhiên trước đó trong những năm đầu dựng nước, ông cha ta cũng đã xây dựng nên một nền văn minh sơ khai rực rỡ đáng tự hào. Trong đó không thể không nhắc đến nền văn minh nông nghiệp lúa nước. 

Xuất phát từ nền văn minh này, ta có thể thấy người Việt đã có tục “ăn tết” trong những ngày đầu năm mới từ rất lâu. Cụ thể ở đây chính là thời Hùng Vương khi có sự xuất hiện của sự tích bánh chưng – bánh dày.

Đây là hai loại bánh tượng trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của dân tộc Việt khi làm nông. Và thường được dùng để cúng tế tổ tiên dịp đầu năm. Điều này chính là minh chứng cho thấy Tết nguyên đán có nguồn gốc từ đất Việt. Và một điều chắc chắn rằng điển tích này đã có trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.

Bắt nguồn từ đất Việt
Bắt nguồn từ đất Việt

Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin xác thực về thời gian cụ thể cho việc dân tộc ta có tục ăn Tết từ bao giờ. Do đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng Trung Quốc mới thực sự là nơi khởi nguồn của truyền thống ăn tết. Tiếp theo đây là những gì lịch sử Trung Quốc ghi lại về nguồn gốc của ngày tết Nguyên đán. Hãy đọc tiếp để xem có điểm gì tương đồng và khác biệt không nhé.

Bắt nguồn từ Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại rằng Tết nguyên đán xuất hiện từ Thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Và ở mỗi thời kỳ, tết nguyên đán được thay đổi theo quan niệm của mỗi đời vua. Trải qua nhiều lần biến đổi, đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đã thống nhất đổi ngày tết vào một tháng nhất định là tháng Dần, tức là tháng Giêng.

Tuy nhiên sau đó đến đời nhà Tần lại đổi sang tháng Hợi (tháng 10). Cuối cùng đến đời nhà Hán, ngày tết được đặt lại vào tháng Dần, và lấy ngày 1 tháng Giêng làm ngày đầu năm mới, tức là “Nguyên Đán” (ngày mùng 1 Tết). Kể từ đó, thời gian của tết cổ truyền tại Trung Quốc chính thức cố định và tiếp tục duy trì cho đến tận bây giờ.

Bắt nguồn từ Trung Quốc
Bắt nguồn từ Trung Quốc

Hiện nay, tại các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng có tục ăn Tết nguyên đán. Mặc dù ở mỗi quốc gia cũng sẽ có những biến đổi để phù hợp với văn hóa địa phương. Nhưng phần lớn vẫn tồn tại những hoạt động truyền thống tương tự với người Trung Hoa. Do đó, đây cũng là một lý do chứng tỏ tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc.

Phong tục tập quán của người Việt trong tết âm lịch 

Một trong những điều khiến tết nguyên đán được yêu thích bởi tất cả mọi người đó là có rất nhiều hoạt động thú vị diễn ra trong suốt dịp lễ. Những hoạt động này đã trở thành phong tục tập quán của người Việt trong tết Âm Lịch. Cùng điểm qua những hoạt động phổ biến được thực hiện trước và trong những ngày đầu năm mới tại Việt Nam nhé.

Gói bánh chưng bánh tét

Tục gói bánh chưng bánh tét là một phần không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng hay bánh tét là những món ăn đặc trưng trong ngày tết và luôn được dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên.

Với nhiều gia đình, việc chuẩn bị nấu bánh chưng bánh tét là khoảng thời gian rất đáng quý với tất cả các thành viên. Vì họ có thể cùng nhau vừa gói bánh, luộc bánh vừa háo hức chờ đợi thành quả của mình. Những nồi bánh tét thơm ngon được nấu chín tỏa hương khắp nhà chính là hương vị của ngày tết đặc trưng của Việt Nam. 

Gói bánh chưng bánh tét
Gói bánh chưng bánh tét

Bày mâm ngũ quả

Một phong tục truyền thống nữa trong ngày tết nguyên đán tại Việt Nam đó là bày mâm ngũ quả ngày tết. Các loại trái cây nhiều màu sắc được chọn lựa kỹ càng và cẩn thận để tạo thành một mâm ngũ quả dâng lên ông bà tổ tiên. Có thể nói bày mâm ngũ quả cũng là một cách để bày tỏ lòng hiếu thảo, và ước mong những điều tốt đẹp, bình an sẽ đến với gia đình.

Tùy thuộc vào từng địa phương ở mỗi vùng miền mà việc bày mâm ngũ quả sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Nhưng chung quy lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết là một nét đẹp văn hóa điển hình của người Việt Nam.

Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả

Lau dọn nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa là chuỗi các hoạt động thường phải thực hiện hằng ngày. Vậy tại sao lại nói đây cũng là một phong tục tập quán của người Việt trong dịp tết? Câu trả lời chính là thay vì nói lau dọn nhà cửa, chúng ta đang “thay áo mới” cho ngôi nhà của mình. Đối với người Việt Nam, việc tân trang nhà cửa có ý nghĩa xóa bỏ những bụi bặm, bừa bộn của năm cũ, và đón một năm mới với những điều tốt lành và may mắn.

Lau dọn nhà cửa
Lau dọn nhà cửa

Thăm mộ tổ tiên

Tục thăm viếng mộ tổ tiên được xem là một nét văn hóa tâm linh của người Việt mỗi độ xuân về. Nhiều gia đình Việt thường sum họp đầy đủ, cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên. Họ sẽ mang theo hương đèn, hoa quả để cúng và mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Nhiều người còn tin rằng việc đến thăm mộ và làm sạch đẹp nơi an nghỉ của người thân là cách để con cháu nhớ đến ông bà gia tiên. 

Thăm mộ tổ tiên
Thăm mộ tổ tiên

Xông đất

Tục xông đất, hay còn gọi là xông nhà, đạp đất trong ngày đầu tiên của năm mới đã trở thành một hoạt động quen thuộc đối với các gia đình Việt. Xông đất thường được diễn ra sau khoảnh khắc giao thừa, bước sang một năm mới.

Đây là một hoạt động được người Việt rất coi trọng vì sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ trong một năm. Do đó người xông đất thường được chủ nhà sắp đặt trước. Họ thường sẽ chọn người hợp tuổi đến xông đất để có một năm mới làm ăn suôn sẻ, thuận lợi, tiền bạc dồi dào.

Xông đất
Xông đất

Lì xì, mừng tuổi ngày tết

Trong những ngày đầu năm mới, lì xì hay mừng tuổi là hoạt động mà bất kỳ em nhỏ nào cũng háo hức và mong chờ. Những phong bao lì xì đỏ như thay cho câu chúc cầu may mắn, bình an cho con trẻ.

Bên cạnh đó, con cháu đã trưởng thành cũng có thể mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ với hy vọng họ sẽ có thật nhiều sức khỏe để ở bên con cháu thật lâu. Dù là tết xưa hay tết nay, tục mừng tuổi vẫn luôn được duy trì, gìn giữ và đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày tết Việt Nam. 

Lì xì
Lì xì

Chưng hoa, chơi hoa 

Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, và có lẽ vì thế mà trong mỗi nhà đều không thể thiếu sự hiện diện của các bình hoa, chậu hoa chưng tết. Ở mỗi miền sẽ có những loại hoa đặc trưng khác nhau. Trong đó, hai loại hoa nổi bật nhất là hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền trung và miền nam.

Hiện nay, thị trường cũng xuất hiện nhiều loại hoa và cây chưng tết khác như hoa cúc, hoa ly, cây quất,… Mỗi loại hoa đều mang đến những ý nghĩa tốt đẹp và hạnh phúc cho năm mới.

Chưng hoa, chơi hoa 
Chưng hoa, chơi hoa

Những điều kiêng kỵ ngày tết nguyên đán 

Bên cạnh những hoạt động rất được yêu thích trong dịp tết thì người Việt cũng truyền tai nhau những điều kiêng kỵ không nên làm trong năm mới. Giống như một câu nói rất quen thuộc của người xưa chỉ dạy “ Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Dưới đây là một số việc nên tránh làm để đón một năm hanh thông, xuôi chèo mát mái. 

Không cho lửa đầu năm

Theo quan niệm của người Việt xưa, lửa có màu đỏ, là màu tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Do vậy, ông bà ta đã đúc kết rằng không nên cho lửa trong những ngày đầu năm. Nhiều người cho rằng nếu không may cho lửa đầu năm sẽ đem đến một năm nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, gia đình bất hòa. Chính vì thế, nếu có ý tặng ai đó dù chỉ là một chiếc bật lửa nhỏ thì vẫn là điều không nên nhé.

Không cho lửa đầu năm
Không cho lửa đầu năm

Không nên quét nhà

Theo quan niệm dân gian, việc làm vỡ đồ dùng vào ngày tết là điều rất không may mắn. Tiếng đổ vỡ báo hiệu cho một năm mới với nhiều xui xẻo, kéo theo tai ương cho gia đình. Do vậy, hãy cẩn thận với các loại đồ dùng như ly, chén, gương trong nhà vào những ngày tết nhé.

Không nên quét nhà
Không nên quét nhà

Không tranh cãi bất hòa

Tranh cãi, bất hòa là điều rất kiêng kỵ trong dịp tết. Nhắc đến tên, mọi người thường sẽ nhớ những khoảnh khắc đoàn viên, sum họp ấm áp của gia đình. Do đó, các thành viên thường cố gắng giữ một bầu không khí vui vẻ, không tranh cãi, gắt gỏng dù có bực mình hay khó chịu.

Trường hợp có tranh cãi trong năm mới xem như cả năm của gia đình bạn sẽ gặp nhiều khúc mắc, và xung đột thường xuyên xảy ra. Tốt nhất là người lớn không nên lớn tiếng với nhau và tránh tiếng khóc của trẻ con để có một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

Không nói những điều xui

Tránh nói những điều xui cũng là một việc kiêng kỵ phổ biến trong dịp tết nguyên đán. Rất nhiều người coi phát ngôn đầu năm có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình trong suốt một năm. Do vậy, những câu nói cảm thán như “Chết rồi”,”Tiêu rồi”, “Hỏng rồi” nên hạn chế hoặc đừng nên nói. Hãy dùng những lời lẽ tốt đẹp để nói chuyện với mọi người. Phải chăng để tránh nói những điều xui xẻo mà những câu chúc tết ý nghĩa và sâu sắc đã ra đời nhỉ. 

Không nói những điều xui
Không nói những điều xui

Không cho nước đầu năm

Tương tự với lửa, nước cũng là một vật mang biểu tượng có sự thịnh vượng, tiền tài. Do vậy, nhiều gia đình đã rất cẩn trọng trong việc cho nước đầu năm. Không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn người dân ở nhiều quốc gia Châu Á khác cũng tin tưởng vào quan niệm này. 

>> Nếu bạn đang phân vân về việc lựa chọn quà Tết và đang cần tư vấn thì bạn có thế tham khảo thêm về hộp quà Tếtgiỏ quà Tết tại Nut Corner.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có thêm những hiểu biết chi tiết hơn về dịp tết nguyên đán tại Việt Nam. Chúc bạn sẽ có một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Trong dịp tết nguyên đán sắp đến, nếu bạn đang muốn dành tặng cho người bạn yêu thương những hộp quà tết độc đáo thì đừng ngần ngại tìm đến Nut Corner nhé. Hàng loạt các sản phẩm chất lượng đi kèm với những ưu đãi hấp dẫn đang chờ bạn đấy!