Tết hàn thực là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc ngày 3/3 âm lịch

Ở Việt Nam, không chỉ có Tết Nguyên Đán mới được người dân tổ chức, cúng kiến và ăn tết. Theo phong tục của người Việt thì trong suốt những tháng trong năm đều sẽ có những ngày tết khác. Những ngày Tết này thường tượng trưng cho một điều, một sự kiện hoặc một câu chuyện nào đó mà từ xưa đã được cha ông ta đặt ra.

Một số ngày tết như tết nguyên tiêu, tết đoan ngọ, tết thanh minh,….. trong đó nổi bật là Tết Hàn Thực – ngày tết đại diện cho sự tưởng niệm vào dịp cuối xuân. Nếu vẫn đang thắc mắc về ngày tết hàn thực thì hãy cùng Nut Corner tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Tết hàn thực là ngày gì? 

Ngày Tết hàn thực
Ngày Tết hàn thực

Tết hàn thực là tết được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch mỗi năm. Khi xét về mặt cắt nghĩa từ “Hàn Thực” thì: Hàn có nghĩa là lạnh, Thực có nghĩa là thức ăn, nên Tết Hàn Thực nghĩa là tết thức ăn lạnh. 

Vào ngày này thì mọi người sẽ nấu những món ăn ngon biệt là bánh trôi nước cúng lễ Phật hoặc cúng tổ tiên, cha mẹ, ông bà để tưởng nhớ. Đây là một ngày tết truyền thống của một số tỉnh tại Trung Quốc và xuất hiện ở một số vùng phía bắc nước ta, đặc biệt là dân tộc người Hoa. 

Nguồn gốc của tết hàn thực

Tết Hàn Thực có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc, dựa theo một điển tích của nước này. Điển tích này xảy ra vào thời Đông Chu liệt quốc và liên quan đến một người có tên là Giới Tử Thôi. 

Chiếu theo điển tích thì vào thời Xuân Thu, vua của nước Tấn là Tấn Văn Công gặp đại loạn phải bỏ nước đi lưu vong. Ông lưu vong từ nước Tề cho đến nước Sở, ông cứ lang bạt khắp nơi. May mắn là bên cạnh ông vẫn có một đại trung thần là Giới Tử Thôi luôn đi bên cạnh phò tá. 

Nguồn gốc của tết hàn thực
Nguồn gốc của tết hàn thực

Một hôm, khi đã cạn kiệt lương thực thì Giới Tử Thôi đã không ngần ngại cắt một miếng thịt trên đùi mình để dân cho vua ăn. Về sau vua đã biết và vô cùng cảm kích trước hành động này của ông. Ông và vua Tấn lang bạt tận mười chín năm trời, hai người đã cùng nhau “ nằm gai nếm mật” trải qua biết bao gian truân nguy hiểm. 

Về sau, vua Tấn Văn Công đã giành lại được giang sơn nhưng đã quên đi mất công lao to lớn của Giới Tử Thôi. Về phần của Giới Tử Thôi thì ông không hề trách cứ vua mà luôn nghĩ đó là trách nhiệm của mình. Nên ông đã cùng mẹ lui về núi Điền Sơn ở ẩn. Tuy nhiên sau đó, vua đã nhớ đến ông, cho người mời ông ra khỏi núi để nhận thưởng hậu hĩnh.

Nhưng ông lại không tuân lệnh vua, nhất quyết không ra nên vua đã cho người đốt cháy khu rừng nhằm để ép ông ra mặt. Thế nhưng kết quả là hai mẹ con ông chết cháy trong rừng, vua tiếc thương mà lập miếu thờ. Từ đó ban lệnh cấm lửa, người dân chỉ được ăn đồ lạnh trong ba ngày từ ngày 3/3 đến ngày 5/3 âm lịch. Từ đó có tục ăn tết Hàn Thực xuất hiện và dần du nhập vào Việt Nam. 

Tết hàn thực còn được gọi là ngày tết gì?

Tết hàn thực còn có rất nhiều các tên gọi khác nhau như tết tháng 3 hay tết bánh trôi. Lý giải cách gọi của hai cái tên này như sau: 

  • Tết tháng 3: vì ngày tết này rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch
  • Tết bánh trôi: cái tên này là dựa vào tập tục của người Việt Nam, đó là thường hay nấu bánh trôi để cúng dường đến các bậc bề trên.

Tết hàn thực có phải là tết thanh minh hay không? 

Chắc hẳn sẽ rất nhiều bạn thắc mắc liệu rằng: Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có phải là một hay không? Tuy rằng cả hai ngày tết này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và đều mang ý nghĩa là tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn, nhưng hai ngày tết này là hai ngày lễ khác nhau. Phân biệt: 

Tết Hàn ThựcTết Thanh Minh
Chỉ một ngày cố định là 3/3 ÂLKéo dài trong nhiều ngày, không có ngày Âm lịch cố định, dương lịch thì rơi vào khoảng 5/4 đến 21/4 
Cấm lửa, ăn đồ lạnhKhông cấm lửa 
Dựa vào điển tích Giới Tử Thôi và vua Tấn Văn CôngDựa vào đoạn tiếp theo của điển tích này. Sau một năm khi vua đến thăm phần mộ của Giới Tử Thôi thì thấy cây liễu nơi đây mọc xanh tốt, liền nhớ đến lời thanh minh trong di cảo của ông. Từ đó đặt cho ngày đó là lễ tết thanh minh.

Tuy nhiên về sau người ta đã gộp chung Tết Hàn Thực tổ chức chung với Tết Thanh Minh. Dù sao thì cả hai ngày lễ này đều mang ý nghĩa tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, người đã khuất.

Ý nghĩa của tết hàn thực ở Việt Nam

Ý nghĩa của tết hàn thực
Ý nghĩa của tết hàn thực

Tết Hàn Thực tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ngày tết này của người Việt cũng mang những nét truyền thống văn hóa riêng, đặc sắc. Tết tháng 3 được tổ chức theo phong tục người Việt và mang những ý nghĩa tốt đẹp đối với người Việt Nam. Những ý nghĩa lớn của ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam: 

  • Thế hiện được truyền thống dân tộc Việt Nam cao quý
  • Duy trì và phát triển những truyền thống tốt đẹp của người Việt
  • Góp phần không làm mài một và mất đi nét đẹp “uống nước nhớ nguồn”
  • Tưởng nhớ về những người thân đã khuất như ông bà, cha mẹ, anh chị em,….
  • Đây cũng là dịp để mọi người cùng tụ họp, quây quần bên nhau, cùng nhau nhớ về những người đã khuất
  • Gợi lại chuyện xưa cũ, những điều tốt đẹp, những bài học bổ ích mà người xưa đã để lại cho chúng ta

Ăn bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn Thực có ý nghĩa gì?

Bánh Trôi
Bánh Trôi

Vào ngày Tết Hàn Thực, người ta thường sẽ nấu bánh trôi bánh chay để làm vật cúng lễ dâng lên tổ tiên. Từ đó mà tết Hàn Thực còn có tên là tết bánh trôi chay. Việc cúng bánh trôi bánh chay là một nét đặc sắc văn hóa riêng của người Việt. Và ăn bánh trôi chay trong tết Hàn Thực mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn và cao quý. 

Thể hiện lòng thành với tổ tiên

Thể hiện lòng thành với tổ tiên
Thể hiện lòng thành với tổ tiên

Bánh chay là đại diện cho hai chữ “ Hàn Thực” tức là thức ăn nguội, không có nhân vfa có hình dẹt. Còn hình tượng bánh trôi nước làm người dân Việt nhớ đến cội nguồn của dân tộc. Chiếc bánh trôi màu trắng, hình tròn là đại diện cho “ bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. 

Bánh trôi sẽ tượng trưng cho 50 người anh em theo mẹ lên núi, bánh chay tượng trưng cho 50 người anh em còn lại theo cha xuống biển. Điều này nhắc nhở từng con dân người Việt dòng máu lạc hồng chảy trong người, chúng ta là anh em một nhà, là con rồng cháu tiên. Từ đó phải đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, chớ có hãm hại hay làm nhau bị thương. 

Thêm vào đó, còn thể hiện lòng trung thành với tổ tiên, với những anh hùng lịch sử, với những con người đã ngã xuống vì độc lập, tự do hôm nay. Cũng giống như chúng ta thường đi lễ giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3, hay dâng bánh trôi vào ngày 6/3 để tưởng nhà Hai Bà Trưng,… 

Gần hơn nữa là để thể hiện sự biết ơn, công lao dưỡng dục, sinh thành của các bậc ông bà, cha mẹ, nhờ có họ mới có chúng ta của ngày hôm nay. Việc này thể hiện đạo lí: Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Đến ngày tết Hàn Thực là người người nhà nhà đều nô nức làm bánh trôi bánh chay để thể hiện tấm lòng của mình đến với bậc bề trên. 

Tìm hiểu thêm: bánh quà tếtquà tết sức khỏe

Cầu mong thời tiết thuận lợi

Cầu mong thời tiết thuận lợi
Cầu mong thời tiết thuận lợi

Không những thể hiện sự trung thành đối với tổ tiên ông bà mà hình tượng bánh chay bánh trôi còn mang một hàm ý khác. Hai loại bánh này còn có ngụ ý là cầu mong cho thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hoà. Người Việt Nam đa số sống nhờ vào làm nông, đánh bắt cá nên yếu tố thời tiết là một điều rất quan trọng.

Vào ngày tết Hàn Thực, người dân sẽ làm những dĩa bánh trôi, bánh chay để cúng trời đất, thần linh để hy vọng sẽ có một năm mưa gió điều hoà để mùa màng bội thu. Đây cũng là một dịp để những người nông dân và cả những người ngư dân cầu mong hoặc cảm tạ trời đất đã cho một năm bội thu và yên ổn. 

Tết hàn thực làm gì và kiêng những gì? 

Tết hàn thực làm gì và kiêng những gì
Tết hàn thực làm gì và kiêng những gì

Tết Hàn Thực là một ngày tết cổ truyền và quan trọng với người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến bây giờ. Vào ngày này người dân cần làm và kiêng cữ không nên làm những gì? Hãy cùng tham khảo nhé! 

Những việc nên làm:

Một số điều bạn nên làm để thể hiện đúng nhất ý nghĩa mà ngày tết Hàn Thực hướng đến:

  • Đi tảo mộ, thăm mổ: Đây là dịp để tưởng nhớ người đã khuất nên các bạn nên cùng gia đình đến mộ của tổ tiên để dọn dẹp và thắp hương, dâng lễ.
  • Ăn mặc chỉnh tề, đàng hoàng để thắp hương: Vì là một ngày lễ quan trọng và thắp hương cho người bề trên nên yêu cầu bạn phải ăn mặc thật chỉnh tề. Tuyệt đối không mặc những bộ đồ hở hang, diêm dúa, màu mè và không phù hợp trong một ngày lễ trang trọng.
  • Chuẩn bị mâm cúng : Mâm cúng là điều không thể thiếu. Bạn phải chuẩn bị mâm cúng một cách đàng hoàng, có hai loại bánh trôi và bánh chay. Không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không được quá sơ sài, phải thể hiện sự kính trọng với người trên. 
  • Quét dọn nhà thờ, bàn thờ gia tiên: không chỉ đi tảo mộ mà bạn cũng nên dọn dẹp và thắm hương cho bàn thờ gia tiên. 

Những việc tránh làm:

Tuy nhiên bạn cần tránh làm một số điều sau: 

  • Tuyệt đối không sát sinh, ăn mặn vào ngày này
  • Là một ngày tưởng nhớ người đã khuất nên tránh làm cỗ tiệc tưng bừng, ăn uống nhậu nhẹt
  • Để mâm cúng thêm trang trọng thì không nên cúng bánh trôi bánh chay ngũ sắc, chỉ nên cúng bánh màu trắng
  • Tết Hàn Thực là tết trang trọng và nhắc nhở chúng ta đoàn kết nên không được cãi vã, gây gổ
  • Và điều đặc biệt cuối cùng là không nên chuyển nhà, chuyển nhà vào ngày này sẽ làm linh hồn người khuất xáo trộn

>> Nếu bạn đang muốn tìm mua quà tết muốn được tư vấn về quà tết các bạn có thể tham khảo thêm về: quà tặng tết, hộp quà tết, giỏ quà tết tại Nutcorner.

Mâm cúng ngày tết hàn thực cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng ngày tết hàn thực
Mâm cúng ngày tết hàn thực

Mâm cúng ngày tết Hàn Thực là điều không thể thiếu và cần được chú trọng. Vì mâm cúng là vậy thay lời và thể tấm lòng chúng ta muốn dâng lên cho ông bà, tổ tiên. Một mâm cúng ngày tết Hàn Thực cần có: 

  • Từ 3 đến 5 đĩa bánh trôi và bánh chay
  • Một đĩa cau trầu đầy đủ, tươm tất, tuyệt đối không dùng cau trầu giả
  • Một lọ hoa, còn hoa gì thì tùy vào gia chủ thường thì sẽ chọn cúng hoa cúc
  • Một mâm ngũ quả tươi ngon
  • 2 ly nước lọc trắng, không cúng nước ngọt
  • Nên có đèn cầy, nến để hai bên
  • Và cuối cùng là cần có hương để dân lên tổ tiên

>> Bạn hãy tham khảo thêm về: Cách bày mâm ngũ quả ngày tết ở 3 miền

Trên đây là tất tần tật những điều thú vị liên quan đến Tết Hàn Thực vào mùng tháng 3 Âm lịch. Qua bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về ngày tết này cũng như biết những điều gì nên tránh và những món cần có trong một mâm cỗ tết Hàn Thực. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức mới và thú vị, chúc các bạn có một ngày tết Hàn Thực thật ý nghĩa nhé! Nếu có nhu cầu mua quà tặng tết thì hãy liên hệ ngay với Nut Corner để biết thêm chi tiết.