Bánh chưng miền Bắc thường gói bằng lá gì? Giải đáp thắc mắc

Chắc hẳn việc cảnh người người nhà nhà ở vùng quê sum họp gói bánh chưng ngày tết đã không còn xa lạ. Nhưng bạn có biết rõ bánh chưng miền bắc thường gói bằng lá gì? Sự khác biệt giữa bánh chưng giữa các vùng là gì? Hãy xem kỹ bài viết dưới đây của Nutscorner để giải đáp thắc mắc

Bánh chưng là gì?

Bánh chưng là một trong những loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu trong gia đình đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (vào mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Người xưa có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, thiếu một thứ thì đó không thể gọi là Tết. Bánh chưng trong tâm thức người Việt không chỉ là món ăn ngày Tết mà đây còn là văn hóa VIệt Nam, thể hiện lòng kính yêu và biết ơn của con cháu đến với tổ tiên và đất trời.

Hiện nay ở các thành phố lớn, bởi vì nhịp sống bận rộn, người ta không có thời gian để gói bánh nên thường sẽ đặt ở người quen hay mua sẵn từ các siêu thị. Nhưng còn ở các vùng quê hay tỉnh thành, cứ sau lễ cúng ông Công ông Táo, tức khoảng 25 tháng Chạp trở đi, mọi người lại cùng nhau tất bật chuẩn bị lá dong, lá chuối, đậu xanh, gạo nếp, thịt lợn để chuẩn bị gói bánh chưng đón Tết.

Bánh chưng là gì?
Bánh chưng là món ăn rất đặc biệt của Việt Nam

Có lẽ hình ảnh mà các ông bố ngồi cặm cụi chẻ lạt, các bà các mẹ vo gạo, làm nhân bánh rồi cả nhà ngồi xuống cùng nhau ngồi gói bánh, buộc lạt chính là ký ức khó quên trong mỗi người.

Nguồn gốc bánh chưng

Đây là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong làng ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng luôn có vị trí đặc biệt trong suy nghĩ của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết xa xưa liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc và cũng là lời giải thích ý nghĩa cũng như là nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Quan niệm truyền thống gói bánh chưng

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng là hình ảnh tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây thiên nhiên, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác cùng sống trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo lời Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy cũng tượng trưng cho giới tính phân chia nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết xuân về trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, đây cũng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.

Bánh chưng là gì?
Bánh tét cũng là món nhất định phải có ngày Tết

Gói và nấu bánh chưng, cùng ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, một văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.

Khi tết, tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng theo một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.

>> Ăn Tết nhưng lại sợ tăng cân? Để giải quyết vấn đề đó thì Cách làm bánh chưng gạo lứtCách làm bánh chưng chay là những lựa chọn sáng suốt.

Bánh chưng miền Bắc

Bạn đã rất tò mò bánh chưng miền bắc thường gói bằng lá gì  rồi đúng không nào? Hãy đọc kỹ thông tin dưới đây.

Chiếc bánh chưng miền Bắc hình dạng rất vuông vức, có màu xanh mướt nịnh mắt của những chiếc lá dong được lựa chọn cầu kỳ và nguyên liệu được chọn lựa tỉ mỉ từ nếp cái hoa vàng cho đến những hạt đỗ xanh. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu cực kỳ chu đáo: Gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị; gói xong lập tức phải luộc ngay thì bánh mới xanh.

Lúc gói, phải nhớ tuân theo nguyên tắc “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, chiếc bánh mới vuông đẹp, gói chặt tay, không cần ép lại mà bánh vẫn để được lâu. Miếng bánh sau khi cắt, nhân đỗ và thịt nạc phải luôn được giữ cân đối ở tất cả các phần.

Bánh chưng miền Bắc
Bánh chưng miền bắc thường gói bằng lá gì

>> Những chiếc bánh chưng vuông vóc xinh sắn nhìn thật ngon miệng. Những làm cách nào để có thể gói được những chiếc bánh chưng nhìn ngon mắt như vậy? Cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần khuôn đón Tết là một cách làm ra những chiếc bánh chưng xinh đẹp và ngon miệng.

Bánh chưng miền Nam

So sánh với bánh chưng miền Nam thì bạn sẽ càng rõ ràng bánh chưng miền bắc thường gói bằng lá gì , hãy xem phần này nhé. 

Khác với miền Bắc, người miền Nam có kiểu gói bánh chưng riêng biệt. Bánh chưng miền Nam được gọi là bánh tét, cho nên mới xuất hiện câu thành ngữ: “Bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam”. Nếu ở miền Bắc, chiếc bánh chưng phải vuông vức như trong “Sự tích bánh chưng bánh giầy” thì ở miền Nam, người ta gói bánh theo hình trụ dài.

Bánh chưng miền Nam gói hình trụ dài, lúc này được gọi là bánh tét.

Bánh tét cũng có các nguyên liệu tương tự bánh chưng, như gạo nếp, đậu xanh nhưng thịt có thể có hoặc không (nhiều người không cho thịt làm nhân nhằm để bảo quản lâu hơn, có thể ăn sau Tết). Thay bằng lá dong của miền Bắc, người miền Nam dùng lá chuối.

Khi gói, người ta thường dùng 2-4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rồi rải gạo, đậu xanh theo chiều của chiếc lá và quấn bằng lạt để bó chặt chiếc bánh. Bánh chưng, bánh tét của miền Nam cũng phân chia nhiều loại khác nhau như bánh chưng chay, bánh tét không nhân, bánh tét ngọt…

Bánh chưng miền Trung

Đất miền Trung có cả bánh chưng lẫn cả bánh tét. Bánh chưng miền Trung thường có kích thước bé và ít nhân hơn bánh chưng ngoài Bắc. Bánh tét thì giống như của miền Nam nhưng chỉ dùng để ăn trong nhà, không đem đi dùng làm quà biếu như trong Nam. Bởi ở miền Trung, “đòn bánh tét” nghe giống như “đòn roi” nên họ không dùng để tặng. Trẻ con miền Trung thời xưa, mỗi khi lỡ ham chơi lêu lổng, bị cha mẹ la rầy kêu về, nghe câu dọa: “Đi mau về nhà được ăn bánh tét” thì sẽ hồn vía lên mây. 

Bánh chưng miền Trung
Người miền Trung gói cả bánh chưng và bánh tét

Bánh chưng miền Trung xem như là sự kết hợp của 2 vùng đầu và cuối đất nước.

Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện tốt hơn, bánh chưng không còn là thức quà quý chỉ có mỗi dịp Tết nữa mà đã được bày bán ở khắp nơi ngay cả trong ngày thường. Vì thế mà người ta cũng bớt háo hức khi chờ dịp Tết đến xuân về để có bánh chưng ăn như ngày xưa. Mặc dù vậy, khi tiết bắt đầu se lạnh lúc đầu xuân thay thế cho rét buốt ngày đông, mọi người vẫn thấy thèm nhớ, muốn cắn một miếng bánh chưng, có lẽ vì đó là thói quen trong tâm thức của mỗi người Việt.

Sự so sánh bánh chưng giữa các vùng miền

Bắt đầu từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời vua Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hóa cổ truyền của vùng đất Bắc và văn hóa mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Do đó, ngày Tết ở miền Trung, họ gói đồng thời cả bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng ở miền Trung, như đã nói, thì họ thường được gói bé hơn chiếc bánh chưng ngoài Bắc và điều đặc biệt là ít nhân hơn. Bánh tét thì vẫn gói giống như trong miền Nam. 

Sự so sánh bánh chưng giữa các vùng miền
Sự so sánh bánh chưng giữa các vùng miền

Ngoài ra, ở một số vùng miền núi hẻo lánh của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc trưng khác biệt của riêng mình. Ví dụ như ở vùng Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh miền Nam, có hai loại màu đối lập là bánh chưng trắng và bánh chưng đen. Còn về phần nhân thì cũng giống bánh chưng dưới miền xuôi, bao gồm: vỏ gạo nếp (còn có thể là gạo nếp thường hoặc gạo nếp cẩm), nhân đậu xanh, thịt mỡ. Món bánh ở vùng này có vị mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách vãng lai ưa chuộng.

Cuộc sống bận rộn khiến con người ngày nay lệ thuộc vào dịch vụ, ngày Tết dần không còn thấy nhà nhà người người sum vầy gói bánh chưng nữa nhưng cái không khí ấm áp khi được về tề tựu với gia đình không hề bị tan theo vận động cuộc sống và bánh chưng vẫn là một trong những nét ẩm thực truyền thống đặc biệt, không thể nào mai một trong con người Việt Nam.

Bánh chưng miền Bắc thường gói bằng lá gì? Những làng bánh chưng nổi tiếng miền Bắc

Bánh chưng nổi tiếng ở miền Bắc mà bánh từ những làng nghề này lại càng chất lượng hơn. Mỗi làng nghề luôn có bí quyết riêng để làm bánh chưng, ví dụ như trong quá trình khi xử lý lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, ba chỉ… Nhưng khi hỏi đến bánh chưng miền bắc thường gói bằng lá gì?, thì câu trả lời chắc chắn là lá dong. Đây sẽ là gợi ý không tồi cho các bạn đi du lịch miền Bắc đúng dịp Tết đấy nhé.

Bánh chưng miền Bắc thường gói bằng lá gì?
Các làng nghề miền Bắc gói bánh bằng lá dong

Bánh chưng Bờ Đậu

Làng Bờ Đậu nằm ngay dọc quốc lộ 3, thuộc địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Bánh chưng nơi đây nổi tiếng là bởi hương thơm của gạo nếp, nhân đậu xanh quyện đều với thịt.

Người dân địa phương cho biết, nghề gói bánh chưng ở đây đã có gần 40 năm nay. Trước kia đời sống khó khăn, Bờ Đậu chỉ gói nhỏ lẻ để bán cho người qua đường. Thời nay, dân làng gói bánh chưng giao đi khắp mọi miền đất nước. Thời gian thông thường để gói bánh kéo dài từ tháng 7 qua Tết nguyên đán. Dịp Tết, mỗi hộ gia đình có thể bán hơn 1.000 chiếc mỗi ngày. Bánh chưng dù gói bằng tay nhưng vẫn vuông vắn, sắc cạnh. 

Bí quyết làm nên hương vị riêng của bánh chưng làng Bờ Đậu nằm ở nguyên liệu sạch và lựa chọn kỹ càng. Gạo nếp thường sẽ được chọn lọc và mua từ Chợ Đồn, Định Hóa, Na Rì (Bắc Kạn) hay Bắc Hà (Lào Cai). Nhân bánh gồm đậu xanh nấu cho chín nhuyễn, bọc miếng ba chỉ lợn thái bản to, lá dong bánh tẻ, không quá non hay già, được đặt hái từ núi Na Rì (Bắc Kạn), rửa kỹ 3 lần với nước sạch mới đem gói.

Gạo để gói thì phải luôn chọn hạt mẩy tròn, trắng tinh. Đậu xanh là loại nguyên lõi, vỏ mỏng, vàng tươi, thơm tự nhiên, đem đồ chín, sau đó vắt thành từng nắm nhân cực kỳ mịn và dẻo. Thịt ba chỉ phải ngon, săn chắc, lấy từ con lợn sạch, ướp với hạt tiêu vùng đất Bắc. 

Thời gian luộc bánh rơi vào khoảng 8-10 giờ. Nước luộc được lấy từ suối trên núi đá phía sau làng Bờ Đậu để tạo ra hương vị độc đáo khác biệt của bánh chưng.

Bánh chưng Bờ Đậu
Mỗi hộ gia đình có thể bán hơn 1.000 chiếc mỗi ngày

Bánh chưng làng Dòng

Làng Dòng thuộc vùng xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền bánh chưng làng Dòng đã có từ thời Hùng Vương thứ 6. Cùng với bánh giầy, hàng năm người dân vùng đất tổ lại dâng bánh chưng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết xuân về.

Ngày nay, ngôi làng đã xuất hiện nhiều cơ sở làm bánh với quy mô hơn nhằm xây dựng thương hiệu và giữ gìn được cái nghề, quy mô sản xuất mỗi ngày hàng nghìn chiếc, bỏ mối theo đơn đặt hàng của thương lái từ khắp nơi và thậm chí có mặt trong các hệ thống siêu thị tại Vĩnh Phúc, Hà Nội.

Bánh chưng làng Tranh Khúc

Làng Tranh Khúc nằm ở xã Duyên hà, địa bàn huyện Thanh Trì. Hơn 100 hộ gia đình vẫn đang theo đuổi nghề gói bánh chưng quanh năm với hơn 300.000 chiếc bánh cung cấp ra thị trường mỗi năm.

Giáp Tết, một người dân làng Tranh Khúc có thể gói đến con số kinh ngạc là 1.000 chiếc bánh mỗi ngày. Theo người gói, bí quyết để chiếc bánh gói nhanh mà vẫn đẹp, 8 cạnh vuông vức là lúc đổ gạo thì phải cân, bẻ lá phải khéo, buộc cho chặt tay. Để đáp ứng nhu cầu, nhiều hộ nay sắm nồi điện hoặc nồi hơi nhưng thời gian nấu bánh vẫn phải đáp ứng tối thiểu là 10 tiếng. 

Bánh chưng làng Tranh Khúc
Lưu ý ở các làng này luôn là yêu cầu chất lượng bánh cao

Nguyên liệu chủ yếu là nếp nhung đặt hàng từ Nam Định, Điện Biên, Hải Hậu. Đậu xanh lòng vàng ngâm nở, đồ chín, rồi sau đó đánh nhuyễn. Thịt sấn, vai, rọi rửa sạch, để khô rồi mới trộn thêm muối trắng, hạt tiêu. Tất cả nhân gói trong lá dong xanh được chọn lọc theo chuẩn: đậm, gân cứng, không rách nát. Người làm chọn chiếc lá sạch, không bị vàng, sắp xếp gọn gàng.

Bánh chưng Tranh Khúc không chỉ nổi tiếng ở mỗi vùng Hà Nội, mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, làng nghề đang xây dựng đề án phát triển làng nghề kết hợp với du lịch nhằm gìn giữ nét đẹp truyền thống này cho thế hệ sau.

Bánh chưng Lỗ Khê

Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, địa bàn Hà Nội. Các hộ làm nghề nơi đây hầu hết khá kỹ tính trong việc chọn nguyên liệu làm nhân bánh chưng. Cụ thể, đỗ hạt tiêu loại nhỏ, hạt luôn chọn tròn mẩy, được đãi kỹ, loại bỏ hết vỏ và hạt vỡ, hỏng, để ráo rồi hấp chín. Thịt lợn chỉ chọn nạc vai, tỷ lệ mỡ vừa phải từ con lợn sạch mới mổ, khi thái còn độ đàn hồi, dẻo thịt mà không bị mùi hôi, ướp cùng hạt tiêu xay nhỏ. Người thợ ở đây gói bánh chưng bằng tay mà không cần khuôn.

Bánh chưng Lỗ Khê
Người thợ ở đây gói bánh chưng bằng tay mà không cần khuôn.

Bánh chưng làng Đầm

Làng Đầm cách thành phố Phủ Lý khoảng 5km, thuộc xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dân làng quanh năm luôn gói bánh, nhưng nhộn nhịp đông khách nhất vẫn là giáp Tết.

Nằm gần vựa lúa Nam Định tiếp cận thuận lợi với nhiều giống nếp quý, người làng Đầm chọn nếp Hải Hậu hoặc phối với nếp cái hoa vàng. Đậu xanh cũng từ vùng Nam Định hoặc Hà Nam, dùng đỗ ta hạt mẩy, thịt lợn sạch cân đối giữa nạc và mỡ.

Thợ nghề thường dùng nồi bằng tôn và nước mưa để luộc bánh. Nhờ vậy, bánh nổi tiếng là để 8-10 ngày vẫn không ôi thiu.