2 Cách làm bánh chưng gạo lứt thơm ngon không lo tăng cân

Gạo lứt là món không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng vì tốt cho sức khỏe. Cách làm bánh chưng gạo lứt này có tác dụng giúp cơ thể bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, nguy cơ ung thư, chứng táo bón, loãng xương… Đừng bỏ qua thông tin trong bài viết này của Nutscorner để giúp gia đình bạn có một mùa Tết vừa vui vừa khỏe nhé.

Những công dụng bất ngờ của gạo lứt

Trước khi khám phát cách làm bánh chưng gạo lứt thì bạn hãy đọc qua thông tin về loại gạo này nhé. Gạo lứt là ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế mà chỉ đơn thuần được loại bỏ lớp vỏ ngoài nên sẽ giữ được nhiều lợi ích và chứa nhiều dưỡng chất. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích sau của gạo lứt nhé.

Đối với tim mạch

Ăn gạo lứt nhưng không biết có tác dụng gì? Gạo lứt có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ đối với sức khỏe tim mạch. Cụ thể hơn, chất xơ trong gạo lứt sẽ giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.

Theo một nghiên cứu khoa học năm 2005 trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (còn gọi là American Heart Journal) cho thấy, việc tăng cường chất xơ từ ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch vành ở phụ nữ sau mãn kinh bị bệnh mạch vành.

Đối với tim mạch
Gạo lứt có lợi cho tim mạch

Một nghiên cứu khác năm 2014 trên Tạp chí Y tế Dự phòng Quốc tế (tên tiếng anh: International Journal of Preventive Medicine) đã chỉ ra rằng dùng gạo lứt giúp làm giảm các dấu hiệu về viêm và các nguy cơ bệnh tim mạch cho nữ giới bị quá cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Trong một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng (còn gọi là Critical Reviews in Food Science and Nutrition) năm 2016, các nhà khoa học đã kết luận ngũ cốc nguyên hạt trong đó bao gồm gạo lứt cung cấp các hợp chất phenolic, giúp phòng ngừa các bệnh mãn tính như là bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư.

Giúp giảm cholesterol xấu

Gạo lứt là một nguồn tốt cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Hơn nữa, tinh dầu trong gạo lứt cũng sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL).

Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Thiết yếu Hoa Kỳ năm 2005 (American Journal of Clinical Nutrition) lại từng chỉ ra rằng dầu cám gạo mới có vai trò làm giảm cholesterol chứ không phải chất xơ.

Mặt khác, một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh đã công bố khả năng kháng insulin, tổng lượng cholesterol LDL và cholesterol trong cơ thể đều giảm sau khi dùng gạo lứt. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có thể giúp nâng cao hàm lượng cholesterol có lợi (HDL) trong cơ thể.

Công dụng của gạo lứt
Gạo lứt giúp giảm cholesterol có hại

Phòng ngừa ung thư

Một nghiên cứu trên Tạp chí về Dịch tễ học Ung thư, Các dấu chuẩn và Phòng ngừa (Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention) năm 2000 chỉ ra rằng trong gạo lứt có chứa các hợp chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, ăn gạo lứt thay cho gạo trắng sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư tốt hơn.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2004 (Journal of Nutrition) cũng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và rau quả chính là nguồn thực phẩm quan trọng nhất giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư phụ thuộc nội tiết tố khác.

Giảm nguy cơ tiểu đường

Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ nên ít gây ra sự thay đổi lượng đường trong máu. Điều này giúp tránh tình trạng tăng đường huyết một cách quá đột biến.

Một nghiên cứu năm 2006 nổi tiếng trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho thấy tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% thông thường so với gạo trắng. Gạo lứt có chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ và nhiều dầu hơn nên có nhiều lợi ích đối với những ai bị tiểu đường và tăng đường huyết hơn so với gạo trắng.

Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Archives of Internal Medicine trong năm 2010 cho biết việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt ví dụ như gạo lứt thay cho gạo trắng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 nên bổ sung carbohydrate từ gạo lứt thay vì gạo trắng.

Công dụng của gạo lứt
Gạo lứt thay cho gạo trắng giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

Đối với xương

Gạo lứt chứa nhiều magie (khoảng 226g gạo lứt đã đủ cung cấp 21% nhu cầu magie hàng ngày) giúp xương chắc khỏe.

Magie là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng bên cạnh canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, magie còn rất cần thiết cho việc chuyển hóa vitamin D trong cơ thể thành dạng hoạt hóa để hấp thụ canxi, hỗ trợ quá trình hình thành xương và ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xương.

Việc thiếu hụt magie có cũng liên quan đến tình trạng mật độ xương thấp và có thể gây viêm khớp và loãng xương sau này.

Đối với hệ miễn dịch

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể một số loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp làm tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân lây nhiễm. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào vì các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh và lão hóa.

Đối với ruột

Gạo lứt chứa chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chất xơ này giúp nhu động ruột dễ dàng, giúp giảm táo bón cũng như bệnh trĩ.

Gạo lứt cũng chứa một khối lượng lớn mangan giúp hỗ trợ tiêu hóa chất béo và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng chế độ ăn không có gluten vì gạo lứt không chứa gluten.

Công dụng bất ngờ của gạo lứt
Gạo lứt giúp hỗ trợ tiêu hóa chất béo

Khi ăn gạo lứt, bạn hãy uống nhiều nước để giúp chất xơ phát huy hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.

Đối với cân nặng

Chuyển sang ăn gạo lứt thay gạo trắng còn giúp cơ thể bạn duy trì trọng lượng cân đối vì chất xơ trong gạo lứt tạo cảm giác no nên bạn sẽ dẫn ít ăn vặt các thực phẩm không lành mạnh hơn.

Gạo lứt giúp giảm cân và đồng thời phát huy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, gạo lứt có chứa mangan giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp chất béo của cơ thể.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng vào năm 2008 cũng công nhận hiệu quả của việc dùng gạo lứt trong việc điều chỉnh trọng lượng cơ thể và cải thiện hoạt tính enzyme oxy hóa ở phụ nữ béo phì. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn liệu ăn gạo lứt có tốt không thì đừng ngần ngại mua về chế biến ngay nhé.

Đối với hệ thần kinh

Gạo lứt chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng với hệ thần kinh như:

  • Mangan: Giúp hình thành các axit béo và hormone trong cơ thể mà cần thiết cho hệ thần kinh. Ngoài ra, mangan cũng giúp cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể, điều khiển hoạt động của hệ thần kinh và cơ để ngăn ngừa bị co cơ.
  • Vitamin B: Giúp não bộ và hệ thần kinh hoạt động tốt thông qua việc tăng cường trao đổi chất trong não.
  • Kali và canxi: Đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khỏe mạnh.
  • Vitamin E: Phòng ngừa một số bệnh thần kinh do một số tổn thương oxy hóa gây ra.

Lợi ích với trẻ em

Gạo lứt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và chất xơ hoàn toàn có lợi từ tự nhiên nên được coi là một trong những thức ăn tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ. Không những vậy, nguồn chất xơ dồi dào ở gạo lứt còn giúp tăng cường nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh.

Lợi ích của gạo lứt với trẻ em
Gạo lứt là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

Gạo lứt cũng hiếm khi gây dị ứng. Bạn có thể yên tâm xay gạo lứt để nấu cháo hoặc nấu bột cho trẻ sơ sinh và trẻ em trên 6 tháng tuổi.

Một vài lưu ý nên biết khi sử dụng gạo lứt

Bạn nên cẩn thận kiểm tra độ tươi của gạo trước khi mua. Gạo lứt có thể lưu trữ trong môi trường chân không tới 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Bạn không nên trữ quá nhiều gạo lứt vì lớp dầu tự nhiên của loại gạo này có thể bị hư khi trữ quá lâu.

Bạn không nên để cơm gạo lứt quá lâu không ăn và không nên hâm cơm gạo lứt quá một lần. Gạo lứt vẫn có lớp xơ bên ngoài nên sẽ lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng.

Tác dụng của gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn phòng các bệnh nguy hiểm như là ung thư hay loãng xương. Bạn hãy thử cách bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn với gạo lứt để vừa thay đổi khẩu vị vừa tăng cường sức khỏe, ví dụ như thực hiện ngay cách làm bánh chưng gạo lứt trong bài này nhé!

Ý nghĩa của chiếc bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam là gì?

Cùng với truyền thuyết xa xưa từ cha ông, chiếc bánh chưng đã gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước của quốc gia, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong (lá chuối) gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ những nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành,…

Bánh chưng tết cũng là thể hiện chữ hiếu của những người con với cha mẹ mình,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng hình thành từ đây. Đi cùng với bánh chưng bánh dày, trong ngày tết còn bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Ý nghĩa của bánh chưng
Phong tục gia đình quây quần bên nhau gói bánh

Trong ngày tết cổ truyền này, hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề đến đâu nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

Thông thường các gia đình Việt sẽ có thói quen gói bánh vào khoảng ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm bộn bề để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây cũng chính là dịp để gia đình sum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, bánh chưng mang ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Nhưng nếu tăng cường chất lượng dinh dưỡng trong bánh chưng thì không gì tốt hơn cách làm bánh chưng gạo lứt ngay dưới đây.

>> Ngoài cách làm bánh chưng gạo lứt thì một trong những vấn đề được thắc mắc nhiều nhất trong ngày Tết đó là bánh chưng hay bánh trưng.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà

Đây là cách làm bánh chưng gạo lứt với nguyên liệu cực kỳ quen thuộc với cộng đồng eat clean và tập gym – thịt gà. Đây là loại thịt trắng (không phải thịt đỏ như bò hay lợn) giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim một cách đáng kể đấy. Hãy xem kỹ hướng dẫn sau đây.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà
Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà cực đơn giản

Nguyên liệu dùng để làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà

Ở cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà, để thực hiện theo cách làm bánh chưng gạo lứt thì bạn cần 60g ức gà và 100g gạo lứt đen, khoảng 60g đậu xanh cà vỏ. Ngoài ra còn có lá dong, một số gia vị: Muối, bột ngọt, và bột canh, tiêu

Sơ chế gạo và đậu xanh – Bước quan trọng trong cách làm bánh chưng gạo lứt ngon

Trong cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà thì gạo lứt đen để thực hiện công thức cách làm bánh chưng gạo lứt thì trước tiên cần rửa sơ, bỏ vào khoảng một phần ba muống cà phê muối và ngâm với nước ấm qua đêm khoảng 10 – 12 tiếng. Sau khi ngâm xong thì bạn hãy trộn tiếp gạo lứt với 1/3 muỗng cà phê muối.

Đậu xanh bạn cũng ngâm trong khoảng 1-2 tiếng cho nở mềm, sau đó mang đi hấp cách thủy khoảng 20 phút cho chín nhừ. Đối với đậu xanh đã hấp, 1/2 muỗng cà phê bột canh, thêm 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, và 1/3 muỗng cà phê tiêu xay vào đảo đều trong chảo, đến khi đậu thấm đều gia vị thì tắt bếp.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm thịt gàSơ chế thịt gà

Theo cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà,khi mua ức gà về rửa sơ với nước muối, sau đó rửa sạch hoàn toàn với nước, dùng dao cắt thịt gà thành từng miếng vừa ăn, dài khoảng 1 gang tay. Thịt gà ướp cùng 1/2 muỗng cà phê bột canh, cùng với 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê tiêu xay và sau đó ướp trong 10 phút cho thấm gia vị.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà
Ức gà khi mua về cần được sơ chế cẩn thận cho sạch

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm thịt gàGói bánh chưng

Dùng khăn sạch và khô để lau sạch lá dong. Tiếp theo, bạn xếp các phần nhân theo tuần tự: 1 lớp gạo lứt, 1 lớp đậu, tiếp đó 1 lớp ức gà, 1 lớp đậu xanh và cuối cùng là một lớp gạo lứt. Bạn hãy gói kỹ lớp lá dong và dùng dây buộc chặt lại, gói bánh chưng có thể gói hình vuông hoặc theo hình dài. Sau khi gói thì ngâm bánh trong nước sạch khoảng chùng 6 – 8 phút.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm thịt gàNấu bánh chưng

Nấu sôi nước, bạn cho bánh vào nồi luộc khoảng 10 – 12 tiếng hoặc luộc qua đêm, để lửa nhỏ cho chín nhừ. Sau khi luộc xong bạn hãy vớt bánh ra, dùng khăn khô lau sạch và để bánh nguội ít nhất 4 giờ.

Thành phẩm

Bánh làm theo cách làm bánh chưng gạo lứt nhân thịt gà thì sẽ có mùi thơm của lá dong, hạt gạo lứt béo bùi, thơm, màu sắc bắt mắt. Khi cắt vào, từng lớp màu sắc đan xen của các nguyên liệu trông rất đẹp mắt, phần nhân thì dẻo, vừa ăn và rất đậm đà.

>> Ngày Tết ngoài việc gói bánh chưng thì còn một vấn đề mà chúng ta cần phải chú ý đó là cách để trang trí ngôi nhà của mình ngày Tết. Thì cách làm bánh chưng bằng giấy để trang trí ngày Tết là một ý tưởng tuyệt vời.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm

Nếu bạn hay gia đình bạn là người ăn chay và muốn hoàn hoàn loại trừ thịt trong mâm cỗ ngày Tết thì cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm chắc chắn là một sự lựa chọn lý tưởng. Bổ sung nấm và các loại hạt vào làm nhân bánh chưng trong cách làm bánh chưng gạo lứt này sẽ giúp cơ thể bạn có được lượng vitamin, chất xơ rất dồi dào.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm
Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm

Nguyên liệu

Nếp lứt cần 500g và gạo lứt 500g để thực hiện cách làm bánh chưng gạo lứt, cần khoảng đậu xanh lượng 500g (đã được cà vỏ)

Các loại nấm gồm: Nấm đông cô khô 100 gr, nấm tuyết 100 gr

Các loại hạt: Hạt sen 100g và hạt dẻ 100g

Các nguyên liệu khác gồm: Gừng 15gr, hành boa rô 15gr, bột ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê. Xì dầu cần 2 muỗng canh. Dầu hào cần 2 muỗng canh. Dầu ăn cần 1 muỗng canh. Muối/đường chỉ cần 1 ít

Cách chọn mua nấm đông cô khô ngon nhất

Để phát huy được chiếc bánh theo cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm thì đây là bí quyết đấy nhé: Bạn chọn kỹ nấm có màu nâu đậm hơi ngả đen, thân nấm nguyên vẹn và phải có phần mũ nấm tròn, không sứt mẻ. Nấm đông cô khô ngon thì dùng móng tay bấm vào thấy nấm dai, không giòn, dễ đứt gãy hay bị vụn ra. Tuyệt đối nhớ là không chọn nấm có mùi ẩm mốc hay các mùi lạ, đồng thời nấm không xuất hiện các vết mốc màu trắng.

Cách chọn mua nấm tuyết ngon

Nấm tuyết ngon thường phải có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc màu nâu nhạt ngả vàng. Tốt nhất bạn hãy chọn nấm có màu vàng nhạt vì nấm tuyết trắng thường hay bị sấy lưu huỳnh, không tốt cho sức khỏe. Bạn nhớ chọn nấm tuyết có hình dạng hoàn chỉnh, nhẹ, xốp nhưng không bị rách, hay có quá nhiều lỗ nhỏ do mối, mọt ăn.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm
Nấm tuyết ngon thường phải có màu trắng nhạt

Không chọn nấm tuyết có xuất hiện dấu hiệu nấm mốc trên bề mặt và không bị lẫn côn trùng, tạp chất khác. Không chọn nấm có mùi lạ hôi hay khó chịu, nhất là mùi chua thì tuyệt đối không nên mua, mới có thể nấu theo cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm không bị hỏng.

Cách chọn mua hạt sen ngon để nấu

Hạt sen tươi thì bạn lựa những hạt tròn, đều, có kích thước khoảng chừng nửa đốt ngón tay và có màu trắng hơi ngả vàng. Bạn có thể kiểm tra hạt bằng cách bấm ngón tay vào hạt sen, nếu hạt sen đó khi bấm vào vẫn còn tiết được một ít nước thì đó là hạt sen tươi. Tránh chọn hạt sen bị thâm và vỏ bên ngoài nhăn. Bên cạnh đó cũng không được chọn hạt sen bị dính nước vì hạt sẽ dễ bị thâm và mau héo.

Cách chế biến cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm nấm – ngâm nguyên liệu:

Cho 500gr nếp lứt, 500gr gạo lứt, 500gr đậu xanh đã mua vào ba tô lớn rồi đổ nước ngập hơn mặt nguyên liệu 2 lóng tay. Để yên như vậy ngâm ít nhất từ 6 – 8 tiếng.

Hấp đậu xanh:

Đậu xanh sau khi đã được ngâm mềm, bạn cho vào 1 muỗng cà phê muối rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ vừa cho đậu chín mềm. Sau đó bạn lấy tô đậu xanh đó ra rồi dùng muỗng nghiền nhẹ cho đậu xanh tơi ra.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm
Đậu xanh được ngâm mềm sau đó hấp cách thuỷ

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm nấm – sơ chế nguyên liệu:

Nấm đông cô, nấm tuyết thì bạn ngâm với nước ấm trong khoảng 10 phút cho nở rồi rửa sạch lại với nước lạnh là xong, sau đó để ráo. Tiếp đó bạn cắt nấm thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Hạt sen sau khi mua về bỏ tim, rửa sạch rồi để ráo. Hạt dẻ thì bóc vỏ đi, lấy phần nhân mềm, sau đó băm nhỏ. Về phần 1/2 củ gừng bạn gọt sạch vỏ rồi băm nhuyễn.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm nấm – nhân bánh chưng:

Trước tiên bạn cho 100gr hạt sen vào nồi nước đã sôi, đậy nắp và luộc chín trong vòng 40 phút trên lửa nhỏ vừa.

Cho chảo lên bếp với một ít dầu ăn, khi dầu sôi thì cho gừng, hành boa rô băm nhuyễn vào phi thơm rồi cho nấm đông cô vào chảo xào sơ. Khi nấm đông cô mềm thì bạn cho nấm tuyết, hạt dẻ, hạt sen lần lượt vào xào đều tay.

Nêm hỗn hợp nhân bánh bằng 2 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng canh dầu hào, và 1 ít đường, thêm 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương, rồi tiếp tục xào đều tay trong khoảng 2 phút cho nhân bánh chín hẳn và thấm gia vị.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm nấm – nấu gạo và nếp lứt:

Trong một tô lớn bạn trộn đều nếp lứt và gạo lứt, sau đó bạn cho vào nồi với 500ml nước xong đem nấu gạo và nếp cho nở bung. Bạn nấu đến nước cạn dần thì thêm vào 200ml nước sạch nữa rồi dùng muỗng đảo đều tay cho nếp được chín, nở đều. Khi nếp và gạo bắt đầu mềm, tạo độ dính thì bạn tắt bếp.

Cách làm bánh chưng gạo lứt – Xếp lá vào khuôn:

4 lá dong đã rửa sạch, lau khô rồi bạn dùng dao róc phần cuống cứng sau lá, rồi hơ qua trên lửa cho lá mềm.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm
Cần đo lá dong đúng so với kích thước khuôn

Để gói bánh bạn hãy gấp đôi lá dong lại theo chiều ngang, rồi gấp đôi lại lần nữa theo chiều dọc. Bạn đo lá dong đúng so với kích thước khuôn rồi cắt phần đuôi lá sao cho vừa với khuôn và đủ lá để gói kín bánh. Đối với 3 lá còn lại bạn cứ làm theo thao tác tương tự.

Sau đó bạn lật từng lá ra sao cho tạo thành các góc vuông rồi sau đó xếp vào 4 cạnh tương ứng của khuôn. Bạn lưu ý là đặt lá sao cho phần đáy được kín để khi gói nhân bánh không bị bung ra ngoài.

>> Ăn Tết nhưng lại sợ tăng cân khiến bản thân không thoải cho việc lựa chọn ăn uống ngày Tết. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi đang chia sẽ cho các bạn cách làm bánh chưng gạo lứt. Ngoài ra còn có một lựa chọn khác cực kì phù hợp đó là cách gói bánh chưng chay thơm ngon thanh đạm ăn tết không lo tăng cân.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm nấmGói bánh chưng

Bạn cho lần lượt nếp lứt đã nấu rồi kế đến một lớp đậu xanh rồi nhân nấm hạt sen và thêm một lớp nếp nữa bên trên. Bạn dùng muỗng dàn đều nếp rồi nén chặt để nhân bánh được định hình.

Sau đó bạn đặt một miếng lá dong lên mặt nhân bánh, tiếp theo bạn dùng tay gấp lá dong lại, gói thật chặt tay. Bạn bỏ khuôn ra khỏi bánh, sau đó dùng 6 sợi dây lạt buộc và xoắn chặt vào vỏ bánh theo hình bàn cờ là xong.

Bạn không nên buộc bánh quá căng vì khi bỏ vào nồi luộc bánh còn nở ra vì vậy sẽ bị rách lá và bục nhân ra ngoài.

Cách làm bánh chưng gạo lứt nhâm nấmLuộc bánh

Bạn hãy chuẩn bị một nồi lớn, sau đó bạn tiếp tục xếp phủ đáy nồi bằng lá dong rồi sau đó đặt bánh vào trong. Tiếp theo bạn đổ nước sôi vào sao cho ngập bánh chưng rồi đậy kín nắp lại và luộc trong khoảng thời gian là 2 tiếng.

Khi lá dong gói bánh chuyển sang màu xanh hơi úa rồi thì bạn vớt bánh chưng ra ngoài rồi để ráo.

Luột bánh chưng
Dong gói sang màu xanh hơi úa rồi thì bạn vớt bánh chưng ra

Thành phẩm của cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm

Theo như kinh nghiệm làm bánh chưng của chúng tôi, sau khi làm theo cách làm bánh chưng gạo lứt nhân nấm trên thì thành phẩn nhận được bánh chưng nếp lứt lúc bạn bóc ra sẽ có màu đỏ tím rất đẹp mắt, nếp lứt thì sẽ dẻo và thơm, nhân nấm đậu xanh hạt sen thì mềm, có vị ngậy ngậy và bùi bùi.

Lời Kết:

Sẽ rất ngon đấy nếu khi bạn ăn bánh chưng nếp lứt chuẩn bị thêm để ăn cùng với một ít củ kiệu chua ngọt hay dưa món mặn mặn đậm vị dân quê Việt Nam đấy. Hãy tham khảo cách làm bánh chưng gạo lứt của chúng tôi để có thể làm được chiếc bánh chưng gạo lứt thơm ngon.