Cách làm bánh chưng mật thơm ngon, đơn giản

20-09-2022
Cập nhật: 20-09-2022

Nếu bạn muốn làm mới mâm cỗ Tết ấm cúng sắp tới của gia đình mình thì hãy thử ngay cách làm bánh chưng mật cực kỳ ngon và không kém phần độc đáo so với bánh chưng thông thường ngay dưới đây mà Nut Corner chia sẽ. Vị ngọt thanh của nhân đậu, béo ngậy của miếng thịt ba chỉ và độ dẻo của nếp trong món này chắc chắn sẽ khiến cả nhà bạn ăn nuốt lưỡi!

Sự khác biệt của bánh chưng mật là gì?

Bánh chưng từ xưa nay không những là một món ăn ngày Tết Nguyên Đán, mà còn chứa đựng trong đó những giá trị về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Chiếc bánh chưng mật mía vỏ xanh, lòng đỏ là hương vị Tết đặc biệt nhất.

Khoảng thời gian 20 tháng Chạp hàng năm, khi các thành viên trong gia đình tất tả với lượng công việc cuối cùng, cũng là lúc ông bà gọi điện hỏi: “Nhà con năm nay ăn mấy cái mật?”. Năm nào cũng vậy, các thế hệ con cháu sẽ được gọi cho chỉ để hỏi số lượng bánh chưng mật cần phải gói cho các con, các cháu là bao nhiêu. Có lẽ vì vậy, loại bánh chưng này đối với những người con Việt Nam có một vị rất khác.

Sự khác biệt của bánh chưng mật là gì?

Bánh chưng mật có màu sắc rất ngon mắt

Phần nhân đỏ đậm xuất phát từ màu của đường phên như tình yêu thương của ông bà với con cháu trong gia đình. Đường phên được chọn phải là loại đường ngon, được cạo thành những lớp đường mỏng chỉ như tờ giấy từ những tảng đường lớn, màu nâu sậm, vị ngọt đậm đà.

Người làm bánh lành nghề sẽ thường chọn mua đường từ vùng Lai Châu, bởi mía để làm thành đường ở đó rất ngon, kỹ thuật làm đường thủ công của người dân bản địa nơi đây có từ lâu đời. Chất lượng đường sẽ là yếu tố quyết định độ ngọt và ngon của chiếc bánh. Gói bánh chưng mật cần các thao tác cầu kỳ hơn so với bánh chưng thường, bởi đường phên gói đến đâu bạn mới cạo tới đó để tránh đường bị ướt, mất ngon.

Một bí quyết giúp nhân bánh chưng mật thơm dậy mùi hơn đó là thêm vài hạt mứt sen, khi bánh chín, mứt sen và đường sẽ hòa quyện vào với nhau khiến vị của chiếc bánh trở nên rất đặc biệt.

Khác với một số phong tục thường thấy là tặng lì xì đầu năm thì ở một số vùng, tục lệ này thay bằng việc con cháu đứng xếp hàng chờ ông bà trong nhà xắn cho mỗi đứa cháu một góc bánh chưng mật.

Sự khác biệt của bánh chưng mặt

Phát bánh chưng nhật cũng được xem là phong tục ấm áp như việc lì xì đầu năm

Nhiều người lần đầu nghe tới bánh chưng mật sẽ tưởng đó là một loại bánh chay hay chỉ có trong chùa, nhưng bánh chưng mật vẫn sẽ có đầy đủ gạo nếp, đỗ xanh và phần thịt lợn đặc biệt. Đó là phần thịt lợn phần sấn vai, nạc hơn so với thịt ba chỉ trong bánh chưng thường. Thịt lợn cũng phải thuộc loại hàng tuyển chọn, đó là phần thịt lợn “ăn đụng” cùng vài nhà khác trong làng. Vì vậy, miếng thịt khi đến tay vẫn còn hơi ấm nóng, tươi rói.

Tìm hiểu thêm:  Tảo mộ là gì? Ý nghĩa phong tục tảo mộ ngày cuối năm

Nếu đường phên được xem là linh hồn của chiếc bánh chưng mật thì phần vỏ bánh là một chiếc áo đẹp có màu xanh mướt của sắc xuân. Trong quá trình làm nên chiếc bánh chưng mật mía đặc biệt này, bạn cần hoàn thành nhiệm vụ pha màu nhuộm gạo nếp cho chiếc bánh.

Những chiếc lá riềng tươi, giã bằng cối đá có tuổi đời có lẽ còn lớn hơn cả tuổi của người giã, cho ra nước cốt có màu xanh đặc trưng. Một bát nước cốt lá riềng trộn với khoảng 2 kg gạo đã vo sạch. Cứ làm như thế, gần một tạ gạo nếp trắng, trong chớp mắt thôi đã được nhuộm xanh, sẵn sàng gói bánh.

Để bánh chưng mật được ngon, gạo hay luộc đỗ không được ngâm trước. Thông thường mọi người sẽ gói đa phần bánh mặn. Bánh ngọt chỉ gói vài cái để ăn chơi, gửi cho con cháu nhỏ cho phong phú món ăn ngày Tết.

Bánh được gói bằng tay, không dùng khuôn để gói, một bát gạo, một bát đỗ, thêm vài vài lát thịt, một lớp dày đường phên, phủ thêm nào là đỗ, gạo, gói chặt lá dong, lạt giang, chiếc bánh chưng đem luộc đến gần 12 tiếng sẽ đạt được độ ngon nhất. Người ta gọi đó là phương pháp “rền” bánh. Mặc dù, sau đó bánh phải được nén cho ráo nước và được gửi đến từng nhà vào 28 tháng Chạp.

Sự khác biết của bánh chưng mật là gì?

Bánh chưng vuông vức được chuẩn bị sẵn trong nhà ngày tết

Mâm cơm cúng ngày Tết thì nhất định không thể thiếu “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Bánh chưng mật mía trông hấp dẫn là thế, nhưng phải chờ cho đến đúng lễ hóa vàng vào mùng 3 Tết mới được dâng lên tổ tiên. Vào ngày hôm đó, cả gia đình lớn nhiều thế hệ sau một năm vất vả làm ăn, học hành từ khắp nơi sẽ quây tụ về nhà thờ Tổ chung, cùng chúc nhau những điều tốt lành đầu năm.

Tìm hiểu thêm:  10kg gạo nếp gói bánh chưng cho bao nhiêu muối để ngon?

Vị ngậy của bánh chưng cộng với độ ngọt đặc trưng của mật mía quyện vào nhau, bù trừ cho nhau tạo ra một sự cân bằng tuyệt vời khó cưỡng nổi. Bánh chưng ngọt, đậm đà vị mặn mà từ gạo nếp, thịt lợn xóc muối vẫn ngọt ngào và lạ miệng với vị ngọt của đường phên.

>> Gạo nếp để gói bánh chưng là một phần quyết định chiếc bánh chưng của bạn có dẻo thơm chuẩn vị hay không. Vậy gạo nếp nào gói bánh chưng thơm, dẻo chuẩn vị?

Cách làm bánh chưng mật thơm ngon những đơn giản

Để thực hiện được cách làm bánh chưng mật thành công thì bạn hãy cẩn thận đọc qua tất cả thông tin dưới đây, đặc biệt là phần lưu ý rất quan trọng, vì đây là kinh nghiệm quý báu được ông bà ta truyền dạy từ đời này sang đời khác cho con cháu.

Nguyên liệu cho cách làm bánh chưng mật với 5 cái bánh chưng:

  • Nếp bạn cần khoảng 650 gr
  • Đậu xanh loại không vỏ 400g
  • Thịt ba chỉ heo khoảng 300 gr
  • Lá dong (có thể thêm lá riềng hoặc thay bằng lá chuối tùy ý) để gói bánh.
Nguyên liệu làm bánh chưng mặt

Lá dong thường được chuẩn bị sạch để gói bánh

>> Bình thường chúng ta chỉ thấy cách người ta dùng lá chuối, lá dong để gói bánh chưng. Vậy bạn đã từng xem qua cách gói bánh chưng dài bằng lá chít chưa?

Chuẩn bị

Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành nhiệm vụ ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn hãy ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.

Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc thay bằng lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ đã mua về cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.

Sơ chế

Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn hãy đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc từ 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.

Đậu xanh thì bạn cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.

Tiếp đến, bạn cứ ướp thịt với muối, tiêu và đường.

Gói bánh

Để bánh nấu ra vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông chắc chắn để làm khuôn.

Tiếp theo, bạn xếp ra 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, cẩn thận gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành các thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó bạn đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.

Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và hãy để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi tiếp theo để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo nữa, bạn rải nếp lên phủ lại, tốt nhất nên cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.

Gói bánh chưng mật

Bạn nên dàn đều các lớp nhân để bánh nấu ra đẹp mắt và ngon

Cuối cùng, sau khi bạn gói bánh thì hãy dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt tay vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.

>> Ngoài ra để có thể hiểu rỏ hơn thêm về cách gói bánh chưng làm sao cho đúng nhất. Có thể đọc qua cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần khuôn đẹp vuông vứt.

Luộc bánh

Đặt bánh vào một nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ tầm khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Tìm hiểu thêm:  10 Cách trang trí bao lì xì Tết 2023 đẹp và mang lại may mắn

Còn nếu dùng nồi áp suất tiện lợi, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống hơn, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi sẵn để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì bạn trở mặt bánh lại, thay nước mới. Nếu không làm vậy thì bánh sẽ bị sống, không chín đều.

Sau khi bánh chín thì bạn vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để cho bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng mật không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép như thế trong vòng 5 – 8 tiếng là được.

Thành phẩm từ cách làm bánh chưng mật

Khi công đoạn làm bánh hoàn tất, bạn có thể trữ bánh bằng cách bảo quản bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến thăm, bạn chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hâm lại là dùng được nhé!

Thành phẩm bánh chưng mật

Hãy trữ bánh bằng cách bảo quản bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh

Lưu ý khi thực hiện cách làm bánh chưng mật

Trong suốt thời gian bạn luộc bánh, bạn cần phải chú ý đến các điều lưu ý sau thì bánh mới ngon và không bị biến dạng, bục nát.

Trước khi xếp bánh chưng vào nồi, bạn cần xếp sẵn một lớp cuống lá dong bên dưới để bánh không bị cháy và dính đáy nồi.

Xếp bánh thành các tầng sao cho chúng chồng lên nhau ngay ngắn và chặt để bánh được giữ cố định, phòng khi nước sôi ùng ục có lực đẩy khiến bánh bị xô đẩy sẽ bị vỡ.

Sau khi nồi bánh chưng đã sôi, bạn giảm lửa đi (đối với nồi luộc bếp than, bếp củi) hoặc giảm nhiệt độ (đối với nồi luộc bánh chưng bằng điện hiện đại). Chỉ nên để lửa liu riu trong suốt quá trình luộc bánh chưng.

Lời kết

Bài viết đã hướng dẫn cách làm bánh chưng mật chi tiết nhất, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế,… đến khi bạn có được thành phẩm cuối cùng. Điều khác biệt về vị giác khi nếm thử một miếng bánh vừa thơm ngon, dẻo ngọt chắc chắn khiến bạn nhận được nhiều lời khen đấy. Hãy thử làm ngay nhé!

Bài viết khác