Phụ nữ tới tháng có đi tảo mộ được không? [Giải Đáp Thắc Mắc]

13-09-2022
Cập nhật: 13-09-2022

Tảo mộ trước Tết là một nét đẹp rất truyền thống của người Việt Nam. Đây là dịp thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Nhưng một số người vẫn thắc mắc “phụ nữ tới tháng có đi tảo mộ được không?“, bài viết này của Nutscorner sẽ giải đáp điều đó.

Tảo mộ là gì?

Cứ vào khoảng thời gian 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ hằng năm. Trong quan niệm của người dân Việt nam, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho tươm tất và mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.

Vì thế, vào những ngày này, mọi gia đình, dòng họ đều cùng nhau đến nghĩa trang để sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Người ta sẽ phát quang cỏ dại, lau chùi xung quanh mộ phần để tránh sự dơ bẩn cũ kỹ xâm phạm đến linh hồn người đã khuất.

Nhiều gia đình còn cho tu bổ lại những nấm mồ thấp bị phá huỷ bởi thời tiết. Sau đó, họ đem hương, hoa tươi và lễ vật đến thắp hương để mời gọi những người quá cố về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Tục tảo mộ ngày Tết không chỉ có ý nghĩa sửa sang lại phần mộ cho sạch đẹp, mà còn giúp giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất của người còn tại thế về những sự việc xảy ra trong một năm qua; cùng với đó còn mời gọi hương hồn những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng gia đình con cháu.

Tìm hiểu thêm:  Tết nguyên đán là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của tết âm lịch

Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với thế hệ trước là ông bà, tổ tiên. Việc làm này cũng là cơ hội góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.

Tảo mộ là gì?Tảo mộ là dịp bày tỏ lòng thành của con cái

Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét truyền thống tốt đẹp, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến. Bởi vậy, dù xa xứ nhưng mỗi người dân Việt Nam đều cố dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng những người đã khuất.

Khi đi tảo mộ vào những ngày này, không quan trọng những lễ vật linh đình với mâm cao cỗ đầy mà chủ yếu là tấm lòng chân thành của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Hơn nữa, những người đi tảo mộ cần phải lưu ý: Không được giẫm đạp lên mộ nhà và các mộ xung quanh đó, cũng không nên làm xáo trộn phần mộ; tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy, đặc biệt là chụp ảnh; tốt nhất là khi sửa sang nên dọn dẹp 4 mặt phần mộ, tránh việc chỉ dọn dẹp mặt trước.

Mọi việc làm sửa sang, dọn dẹp, thắp hương cho các nấm mồ tổ tiên đều phải xuất phát từ cái tâm, lòng chân thành của người sống với những người đã khuất.

Tìm hiểu thêm:   99+ những câu chúc Tết hay ý nghĩa Tết Ất Tỵ 2025

Tảo mộ cuối năm cần chuẩn bị những đồ vật gì?

Khi đi tảo mộ cuối năm, việc chuẩn bị những vật phẩm để cúng lễ sao cho đúng và đủ là cực kỳ quan trọng. Có nhiều người vì không biết rõ đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì ngày Tết nên đã vô tình phạm phải những sai lầm không nên có. 

Gia đình tuỳ chọn chuẩn bị lễ chay hay lễ mặn tùy ý, nhưng theo quan niệm truyền tới ngày nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh việc phải sát sinh. Nhưng nên hiểu rằng dù là lễ chay hay mặn thì có một số lễ vật nhất định không thể thiếu như: Đèn, chè, rượu, tiền vàng, trầu cau, nước trong, hương và quả.

Tảo mộ cuối năm cần chuẩn bị những đồ vật gì?Nên đep hoa tươi và nhang hương tân trang lại mộ phần

Đối với gia đình chuẩn bị lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, chén mật, muối, bỏng, xôi chè, bơ. 

Lễ mặn thì có thêm phần chân giò, gà luộc, khoanh giò, rượu. 

Khi bắt đầu vào lễ, gia chủ sẽ thắp hương, thắp đèn và khấn vái theo bài cúng đúng chuẩn khi đi tảo mộ. Trong lúc đợi hương tàn, con cháu có thể bắt tay vào việc dọn dẹp, tu sửa lại cho mộ phần. Khi hương cháy đến hơn 2/3 tức là lúc làm lễ tạ, gia chủ tiến hành hóa vàng và được phép xin lộc về để làm lễ cúng ở nhà.

Phụ nữ tới tháng có đi tảo mộ được không?

Theo quan niệm dân gian của ông bà, kinh nguyệt được cho là thứ ô uế. Khi đến kỳ, nữ giới không nên đi vào nơi như điện thờ, đền miếu hay cũng thực hiện việc thờ cúng. Thậm chí, trong những công việc trọng đại cũng không nên thực hiện trong thời kỳ đèn đỏ của phụ nữ.

Tìm hiểu thêm:  Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết âm lịch 2025? Đếm ngược

Cũng có quan điểm khác cho rằng phụ nữ “đến tháng” hoặc mang thai tốt nhất không nên đi tảo mộ ngày Thanh Minh, điều này nằm trong danh sách những điều dân gian kiêng kỵ khi đi tảo mộ ngày Thanh minh.

Trên thực tế không có quy định bắt buộc trong trường hợp phụ nữ tới tháng có đi tảo mộ được không. Vấn đề đi hay không là do niềm tin mỗi người và phong tục mỗi vùng miền. 

Phụ nữ tới tháng có đi tảo mộ được khôngTới tháng có đi tảo mộ được không phụ thuộc quan niệm mỗi người

Trong trường hợp phụ nữ đến tháng muốn đi ra mộ thắp thường dọn dẹp thì nên vệ sinh thân thể, chân tay cho sạch sẽ. Việc này đảm bảo cơ thể thanh sạch nhất khi bày tỏ tôn kính với tổ tiên, đất trời và thần phật.

Mọi người nên tránh đi tảo mộ để không phải phạm vào những điều kiêng kỵ trong tâm linh. Từ đó, gây nên những ảnh hưởng không hay cho gia đình, bản thân người hành lễ.

Lời kết

Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục đặc trưng của dân tộc ta, nó nhắc nhở con người phải giữ lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Việc tới tháng có đi tảo mộ được không là vấn đề riêng theo quan niệm mỗi người. Vậy nên đừng bỏ qua cơ hội để những người còn sống bày tỏ tấm lòng với người đã khuất.

Bài viết khác