Ngày tảo mộ là ngày mấy? Vài điều cần lưu ý khi đi tảo mộ

Kính trọng và thờ phụng ông bà là phong tục luôn luôn được giữ gìn, đặc biệt là kể cả người đã khuất. Nếu bạn chưa biết ngày tảo mộ là ngày mấy thì hãy tìm hiểu rõ trong bài viết này. Ngoài ra còn một số lưu ý quan trọng trong việc đi tảo mộ từ hành động tới ai không nên đi tảo mộ cuối năm cũng sẽ có lời giải đáp ngay sau bài viết của Nuts Corner.

Tảo mộ là gì?

Chữ hiếu ở nước từ xưa đến nay luôn được cực kỳ coi trọng. Con dân Việt Nam luôn khắc ghi đạo “uống nước nhớ nguồn” truyền từ các bậc cha ông. Do vậy, cứ vào dịp cuối năm, các gia đình lại nhộn nhịp sắm sửa để cùng nhau đi tảo mộ. Đây chính là hoạt động dọn dẹp cỏ, vun đất lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ (nếu cần), đồng thời không quên chăm sóc cây xanh xung quanh mộ phần của quá cố trong nhà.

Không chỉ thế, tảo mộ cuối năm còn là dịp để các thế hệ gia đình, anh, chị, em sum vầy với nhau, ôn kỷ niệm và chia sẻ về một năm đã qua. Tảo mộ cuối năm còn giống như một lời nhắc nhở đến thế hệ trẻ không quên công ơn tổ tiên, là lời nhắc nhở phấn đấu để trở nên tốt đẹp hơn từng ngày.

Có câu nói rằng “Con chim tìm tổ, con người tìm tông”, sau khi chọn được ngày tảo mộ là ngày mấy cho riêng gia đình mình sao cho hợp lý nhất, con cháu hằng năm sinh sống ở phương xa lại trở về quây quần, tụ họp bên mái ấm gia đình. Tảo mộ cuối năm được coi là một nét đẹp văn hóa quý báu của con người Việt Nam.

Tảo mộ là gì?Tảo mộ là một nét đẹp văn hoá Việt Nam

Ngày tảo mộ là ngày mấy trong năm?

Người Việt luôn được khen ngợi là trọng nghĩa tình. Cho nên thủ tục “rước” ông bà tính ra thì rất đơn giản, chủ yếu là xem ở tấm lòng, tình cảm của con cháu. Thời gian tảo mộ vì vậy cũng không quá khắt khe.

Nhưng nếu bạn vẫn băn khoăn ngày tảo mộ là ngày mấy thì hoạt động này thường được mọi người cùng nhau thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 tới 25 tháng Chạp tính theo lịch âm, có thể kéo dài đến tận những ngày cuối năm.

Một dịp khác cũng phù hợp không kém để tảo mộ đó chính là tiết Thanh minh (hay còn có thể gọi là Tết hàn thực mùng 3 mỗi tháng 3 theo lịch trăng). Tiết Thanh minh có nguồn gốc từ nhiều nước, chủ yếu là Trung Quốc, sau này một phần ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam.

Tháng 3 vào những ngày thời tiết đẹp, những buổi chiều mát trời, mọi người hay gọi nhau cùng đến các vùng ngoại ô để được hít thở không khí trong lành không nhiễm khói bụi, tiện thể phát quang cỏ dại, tu bổ lại các mộ phần. Tóm lại, khoảng thời gian là không quá gò bó, chủ yếu tùy theo phong tục thường niên của mỗi gia đình.

Ngày tảo mộ là ngày mấy? Tảo mộ diễn ra vào thời gian nào trong nămThời gian tảo mộ không quá khắt khe nhưng nhiều người không biết ngày tảo mộ là ngày mấy

Lưu ý cần nhớ khi đi tảo mộ ngày Tết?

Thông thường, sau ngày Tảo mộ tiết Thanh Minh mọi thành viên trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống hàng ngày, với những công việc bộn bề, cùng với niềm tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho năm tháng tiếp sau đó. Nhưng tất nhiên, ngoài việc biết rõ ngày tảo mộ là ngày mấy thì khi đi tảo mộ cũng có những điều cần chú ý:

Không nên đi tảo mộ ở nơi quá hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng khiến bản thân gặp nguy hiểm, đặc biệt là người yếu bóng vía, và người có tiền sử bệnh huyết áp thấp. Hơn nữa, theo nghĩa nào đó trong phong thủy, đi đến những nơi đó sẽ dễ bị nhiễm tà khí, tốt nhất là nên đi cùng nhiều người.

Khi đi cúng tế và tảo mộ cần mang thái độ chân thành, trên đường đi nên để ý nếu có mộ, cần phải bày tỏ sự lễ độ cung kính. Mộ phần của tổ tiên ông bà cần phải được quét dọn sạch sẽ, bổ sung thêm đất mới cũng như hoa tươi, đừng bỏ quên việc quét dọn phía sau mộ. Khi làm những điều kể trên, trong lòng nhất thiết không được cợt nhả.

Khi tiến hành tảo mộ, không được dẫm đạp lên mộ của người khác hoặc thậm chí đùa giỡn đá vào đồ cúng trên phần mộ của người khác, điều này là cực kỳ cấm kỵ. Đặc biệt là trẻ vị thành niên càng cần phải lưu ý.

Lưu  ý cần nhớ khi đi tảo mộ ngày TếtKhi tảo mộ không được giẫm lên mộ phần của người khác

Những bạn bóng vía yếu, tốt nhất là khi đi về và trước khi vào nhà bước qua chậu lửa than, đối với nam là 7 lần và nữ là 9 lần hoặc phun sương nước lá bưởi để loại bỏ năng lượng xấu. Bình thường, chúng ta dễ thấy có người đi từ nghĩa trang về bị sốt hoặc cảm mạo, nên có thể dùng cách này để phòng trước.

Bởi vì tảo mộ cũng thường là gọi nhau làm cùng, nên mọi người tụ tập lại với nhau, lúc này cần phải chú ý tránh chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.

Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang đều bốn phía của ngôi mộ. Mục đích là để xem xét tình hình tổng quát của mộ. Về mặt phong thủy, nếu như xung quanh mộ có nước (có thể hiểu nước lọt vào bên trong hoặc bị đọng lại vũng nước ngay sát mộ) sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho thế hệ sau.

Mọi người cần đặc biệt lưu ý không nên ăn và cũng không cho trẻ ăn đồ cúng ở mộ địa, vì có thể ảnh hưởng không tốt, bị lạnh bụng, chưa kể đến một số vấn đề về tâm linh. Tốt nhất là sau khi đi tảo mộ về, nên hơ lửa (bước qua chậu than) hoặc tắm nước nấu với gừng để thanh lọc âm khí bám vào cả người và quần áo…

Lưu  ý cần nhớ khi đi tảo mộ ngày Tết

Đi tảo mộ về nên bước qua lửa để trừ âm khí

Ai không nên đi tảo mộ?

Các nhà tâm linh cho rằng, việc tảo mộ là điều quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể  đi. Nếu muốn đi tảo mộ trước hết phải chú ý xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Nếu như là phái nữ đi tảo mộ, tốt nhất là tránh thời gian đang bị hành kinh. Phụ nữ đang có mang cũng nên tránh đi tảo mộ. Người đang bị cảm lạnh, đau nhức xương khớp cũng không nên ra mộ.

Ngoài những đối tượng trên thì trẻ em dưới 10 tuổi không nên tới mộ phần, nghĩa trang. Bởi các bé rất dễ bị nhiễm âm khí, hàn khí, hoặc một số bệnh vặt…

Ngoài ra, bệnh nhân mới khỏi COVID-19 trong thời gian 7 ngày hoặc người đang ở cữ vừa sinh con chưa đầy 3 tháng tuyệt đối không trực tiếp tiến hành tảo mộ Thanh Minh vì làm như vậy ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bản thân xét về lâu về dài. Khi cơ thể còn ốm yếu mà ra mộ địa sẽ gây hại phế, hại thận, để lại di chứng lâu dài về sau.

Ai không nên đi tảo mộTrẻ em dễ nhiễm âm khí nên tránh đi tảo mộ

Lời kết

Ý nghĩa quan trọng khi tảo mộ là thể hiện được lòng tôn kính, tưởng nhớ người thân đã mất và đồng thời tự nguyện làm những điều thiện, điều lành, cầu công đức cho họ. Bởi vậy, nghi lễ tảo cũng không nên bày biện quá mức linh đình, tốn kém tiền của. Cũng không đặt nặng về hình thức, đốt vàng mã quá nhiều gây ra lãng phí.