Cách gói bánh chưng bằng gạo nếp nương thơm ngon, hấp dẫn

16-09-2022
Cập nhật: 16-09-2022

Vùng núi Tây Bắc nổi tiếng với cảnh quan núi non hùng vĩ, đặc biệt là những thửa ruộng bậc thang chín vàng đẹp đến ngỡ ngàng. Nổi tiếng hơn cả còn có bánh được gói bánh chưng bằng gạo nếp nương tại nơi đây. Nếu có dịp đến Điện Biên, bạn nhất định phải một lần ăn thử đặc sản nếp nương Điện Biên – tinh hoa của Việt Nam. Hãy cùng với Nut Corner tìm hiểu thêm về bánh chưng gạo nếp nương nhé!

Nguồn gốc của gạo nếp nương

Mặc dù người ta thường biết đến loại gạo trồng ở vùng Tây Bắc Việt Nam là loại gạo ngon nhất, nhưng gạo nếp nương lại chính là giống gạo nếp đứng đầu danh sách các  loại gạo dẻo và giàu dinh dưỡng.

Có đi khắp Việt Nam, muốn tìm loại gạo nếp nương, lựa chọn tốt nhất là đến với Điện Biên. Vùng núi đầy nắng và gió với những thửa ruộng bậc thang mang màu vàng óng màu lúa chín. Như hòa cùng đất trời, Điện Biên có khí hậu khá trong lành mát mẻ, biên độ nhiệt trong ngày thấp, bầu không khí thoáng đãng, có mưa có nắng quanh năm…Có lẽ, nắng gió nơi đây là do đất trời đã kết tinh tạo nên những hạt gạo nếp nương rất riêng rất đặc biệt như thế.

Đặc điểm gạo nếp nương

Đặc sản gạo Điện Biên có rất nhiều loại, mỗi loại một hương vị riêng. Nhưng có lẽ loại xôi dẻo và thơm hấp dẫn nhất vẫn phải kể đến gạo nếp nương Điện Biên.

Hạt gạo nếp nương có kích cỡ to và dài, có màu trắng trong hoặc trắng đục đối với từng loại gáo mới hay cũ.

Đặt điểm của gạo nếp nương

Gạo nếp nương có kích cỡ to và dài

Khi nấu chín, hạt nếp sẽ có hình tròn, có độ bóng và có vị ngọt, thơm, mềm đậm đà. Ai đó đã có cơ hội một lần nếm thử món xôi thơm ngon được làm bởi bàn tay khéo léo của người dân tộc nơi đây mới cảm nhận được một hương vị rất riêng, khác hẳn với những loại nếp khác.

Giá trị dinh dưỡng dồi dào trong gạo nếp nương

Có thể nói trong rất nhiều các loại gạo nếp thì gạo nếp nương chính là loại có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Gạo nếp lương được coi là một loại siêu thực phẩm nếu thấy ở góc độ dinh dưỡng.

Gạo nếp nương còn được coi là kho dinh dưỡng của máu. Thực tế trong một thìa gạo nếp nương có chứa một hàm lượng lớn vitamin E, chất xơ, chất chống Oxy hóa và sắt….

Tìm hiểu thêm:  Top 3 cách làm bánh chưng bằng giấy trang trí ngày Tết

Gạo nếp có vị ngọt, mang tính ấm có rất nhiều công dụng trong sức khỏe cũng như làm đẹp của con người hiện nay.

Công dụng gạo nếp nương

Gạo nếp nương thường được dùng chữa trị trong các chứng bệnh hư lao, vị quản thống, tiêu khát, đạo hãn và đa hãn, tiết tả do tỳ vị, hư nhược ác trở…

Ở phụ nữ có thai dụng gạo nếp nương đặc biệt tốt đối với sức khỏe.

Gạo nếp nương cũng giống như trong các loại gạo nếp khác, mang giàu chất bột oxi hóa, đây là thành phần dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn của người Việt Nam chúng ta. Nếu thiếu chất này trong các bữa cơm hàng ngày, con người sẽ bị tụt đường huyết, mệt mỏi, bủn rủn chân tay khó tập trung trong làm việc.

Công dụng của gạo nếp nương

Gạo nếp nương có chất giúp giảm tình trạng bị hạ đường huyết

Nếu ăn một đĩa xôi từ gạo nếp nương bạn sẽ được cung cấp nhiều năng lượng hơn khi ăn một bát phở.

Trong vô vàn những loại gạo được sổ sử dụng phổ biến để nấu ăn trên trên khắp đất nước Việt Nam, có lẽ gạo nếp nương Điện Biên luôn được coi là một sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng nhất.

Hạt giống được gieo đợi mùa mưa đến thì hứng nước mưa, cây lúa mọc lên trong quá trình chịu sương gió, hút khí trời và đặc biệt loại cây này không cần bỏ thuốc trừ sâu vẫn có thể lớn lên xanh tốt. Vì vậy, ở Điện Biên hạt loại giống này thường cho ra những mùa gặt tốt.

Gạo nếp nương không cần sử dụng các loại phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật nên chúng chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng tự nhiên bên trong đó gạo nếp nương đặc biệt được dùng cho phụ nữ sau sinh.

Trong gạo nếp nương có rất nhiều sắt vì vậy phụ nữ vừa sinh con được khuyến khích ăn nhiều đồ nếp hơn.

Bên cạnh đó, nó còn mang rất nhiều chất xơ không hòa tan có tác dụng phòng rất nhiều chứng bệnh liên quan đến ung thư tuyến tính, trực tràng, bởi do chất chống Oxy hóa cao trong gạo nếp nên tốt cho sức khỏe và sức đề kháng của con người.

Bên cạnh đó, gạo nếp còn mang tính ấm, vị ngọt giúp làm ấm bụng dễ tiêu hóa rất tốt cho phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ trong thời kỳ hành kinh.

Công dụng của gạo nếp nương

Nếp nương tốt cho phụ nữ sau sinh

Gạo nếp nương giúp chị em phụ nữ làm đẹp hiệu quả nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong cám gạo nếp.

Đông y đã tận dụng cám gạo để có thể làm đẹp từ những những chất Phi-lip. Hiện nay có rất nhiều Spa thẩm mỹ đã dùng cám gạo nếp nương để có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là vitamin E rất tốt cho làn da của mình.

Tìm hiểu thêm:  5 Cách vẽ trang trí thiệp Tết đẹp và ý nghĩa 2025

Gạo nếp nương còn có khả năng phòng trị thiếu máu tốt, gạo nếp nương có không chứa thành phần gluten, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho việc lưu thông máu và quá trình chuyển hóa máu hay còn nói gạo nếp nương bổ huyết mễ.

Bao gồm rất nhiều những thành phần dinh dưỡng tốt cho mạch máu của con người , vì vậy khi ăn gạo nếp nương, chúng ta có thể phòng được rất nhiều bệnh bệnh liên quan đến thiếu máu, thiếu sắt…

Cách gói bánh chưng bằng gạo nếp nương đơn giản bằng lá riềng

Sau khi đã biết được những ưu điểm trên thì chắc chắn bạn đã rất tò mò cách gói bánh chưng bằng gạo nếp nương rồi đúng không? Hãy làm tuần tự theo hướng dẫn dưới đây, đặc biệt là hãy làm chính xác nhất các lưu ý được đề cập nhé.

>> Ngoài cách gói bánh chưng bằng gạo nếp nương chúng ta còn có Cách gói bánh chưng gạo lứt dành cho những người ăn Tết nhưng sợ béo cực kỳ độc đáo

Nguyên liệu thực hiện gói bánh chưng bằng gạo nếp nương

Bạn cần gạo nếp nương Điện Biên loại 1 (nhon nhất), nên chọn loại thon dài, bóng, mẩy và đều nhau

Thịt lợn nuôi bằng mán sạch, chọn những miếng ba chỉ bì dày, săn chắc.

Đỗ xanh phải còn nguyên vỏ, hạt bóng, mẩy.

Nguyên liệu để gói bánh chưng gạo nếp nương

Đỗ xanh phải mua loại nguyên vỏ để gói bánh chưng bằng gạo nếp nương

Lá riềng bánh tẻ (tức là loại lá chưa già cũng không quá non). Chọn những lá to đều nhau, không bị rách và nát. Lá mềm dẻo, bóng, mang màu sắc xanh đậm, cuống nhỏ

Một số gia vị thông dụng: Hành khô, bột canh, mì chính, hạt tiêu, đường, muối

Lạt buộc bánh.

Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng bằng gạo nếp nương

Lá riềng mua về cần rửa sạch, lau khô, sau đó giã nhuyễn chắt lấy phần nước cốt

Gạo nếp thì ngâm qua đêm, sau đó vo qua để ráo nước. Tiếp đó, ngâm gạo trong nước cốt lá riềng ứng theo tỉ lệ 3 phần nước cốt lá riềng – 1 phần nước lã, ngâm trong 2 – 3 giờ cho gạo thật nở và ngấm đều màu. (Bước ngâm này bạn phải làm thật cẩn thận nếu không khi ra thành phẩm màu sắc và mùi vị của bánh sẽ khác hẳn, bánh bị màu cỏ úa chứ không xanh mướt). Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để riêng cho ráo nước. Rồi rắc 1 – 2 muỗng muối và dùng tay trộn đều

Tìm hiểu thêm:  Cách trang trí bưởi Tết Trung Thu đẹp và cực kì đơn giản

Thịt ba chỉ rửa sạch với nước lạnh, thái miếng to đều, ướp cùng gia vị

Đỗ xanh khi mua về đã tách đôi, đem ngâm nước lạnh khoảng 8-10 tiếng, sau đó đãi cho sạch vỏ, rồi để ráo nước. Sau đó đem đi giã nhuyễn, trộn đều gia vị

Gói bánh chưng bằng gạo nếp nương

Một chiếc bánh cần dùng khoảng 3 – 4 lá riềng, gạo và nhân bánh tùy thuộc vào độ lớn của chiếc bánh cần gói.

Gói bánh chưng bằng gạo nếp nương

Lá riềng chọn lá tươi, màu đậm

Tiếp theo đó, bạn cắt ra 4 miếng lá riềng. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, tiếp theo gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự như vậy cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá riềng ở 4 góc sao cho so le với nhau.

Lấy 1 bát con gạo nếp và rải đều ở 4 góc lá, còn phần giữa để lõm. Lấy ½ nắm đậu xanh dàn mỏng đều, tiếp đó xếp vào 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu xanh còn lại, phủ nốt số gạo lên trên cùng, bạn bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt chéo chữ thập.

Gói bánh tuần tự theo công thức: 02 lần gạo nếp, 02 lần nhân đậu, 02 miếng thịt, hành ở giữa.

>> Như ở trên chúng ta đã thấy cách gói bánh chưng gạo nếp nương của người vùng núi Tây Bắc sử dụng lá riềng để gói bánh chưng. Vậy thì bánh chưng miền Bắc thường được gói bánh chưng bằng lá gì?

Luộc bánh

Bánh sau khi gói xong cho vào nồi ngập nước luộc đủ khoảng thời gian 12 tiếng để đảm bảo bánh đủ độ rền và mềm dẻo lâu, để trong tủ lạnh 1 tuần vẫn không bị cứng

Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn trước hết hãy xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá riềng chèn ở dưới đó, để bánh không bị cháy ở đáy nồi, nước luộc xanh, thơm

Chèn chặt bánh để bánh khỏi bị vỡ, lưu ý giữ đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được để nồi bánh thiếu nước và không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau khi nấu

Luột bánh chưng

Luộc bánh không được châm thêm nước lạnh vào nồi

Khi bánh nấu được một nửa thời gian thì vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi đun tiếp, bánh sẽ xanh hơn, cũng rền và ngon hơn.

Sau khi bánh chín vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh đã chuẩn bị sẵn, ngâm trong 20 phút. Để bánh ráo nước rồi dùng vật nặng vừa phải đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong vòng khoảng 5 – 8 tiếng là được.

Bánh sau khi luộc xong sẽ vuông sắc cạnh, đều, đẹp, và chắc mịn. Khi bóc ra, bánh sẽ có màu xanh của lá riềng từ vỏ ngoài đến nhân, hạt gạo lại mềm dẻo, cắn miếng thịt thơm mùi béo ngậy chứ không ngấy, gia vị vừa ăn.

Cuối cùng, nhà bạn đã chuẩn bị xong cho việc gói bánh chưng chưa? Mong là những chia sẻ bí quyết gói bánh chưng bằng gạo nếp nương lá riềng thơm ngon đã nêu ở trên sẽ giúp gia đình bạn có những chiếc bánh chưng xanh đón Tết.

Bài viết khác