Bạn đang thắc mắc làm cách nào để có được chiếc bánh chưng ngon “hạng nhất” mời cả nhà ngày tết đúng không nào? Hãy thử ngay cách gói bánh chưng nếp cẩm được hướng dẫn cực kỹ lưỡng trong bài viết này của Nuts Corner, giúp bạn nấu được bánh chưng ngon một cách dễ dàng lại cực béo, dẻo và thơm ngon đấy nhé.
Nguồn gốc xuất xứ
Theo một nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền học, tất cả các loại lúa gạo được bắt nguồn từ một giống lúa được trồng tại một vùng đất của Trung Quốc cách đây từ 10.000 năm. Trong một mẻ lại xuất hiện hai loại lúa (một loại được biết đến với tên gọi là giống lúa của châu Á, loại còn lại là lúa châu Phi) từ đó tách ra thành hàng trăm giống lúa khác nhau. Mỗi loại đều có nhiều điểm khác biệt, có loại hạt dài, loại thì hạt ngắn. Một số loại rất dẻo khi nấu chín do chứa hàm lượng amylopectin cao và được gọi là nếp.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp thường có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, ruột hư hàn, dạ dày, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng…Trong hàng trăm loại gạo đó cũng có hàng trăm màu sắc khác nhau, có loại có màu hồng, nâu, đỏ thậm chí là có màu đen.
Trong đó đặc biệt nhất là loại có màu đen, loại ngũ cốc mà thế giới gọi là gạo đen hay Việt Nam gọi là nếp cẩm. Gạo đen thường có nhiều dạng khác nhau nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là gạo nếp, ngoài ra trên thế giới còn có giống lúa jasmine đen.
Nguồn gốc màu tím thẫm
Nếp cẩm là một loại nếp vô cùng đặc biệt, màu sắc của nó không hẳn là màu đen tuyền mà giống như màu tím đen, đây là màu sắc rất hiếm gặp trong thế giới đa dạng các loại thực phẩm. Màu tím thẫm này được tạo ra bởi sự dư thừa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh. Còn màu tim tím hơi tối là do có chất Anthocyanin. Chất này cũng tồn tại trong quả việt quất. quả mọng, một số loại nho và trong một số loại rau củ phổ biến như súp lơ tím, bắp tím…
Nếp cẩm gây ấn tượng bởi có một nồng độ cao chất anthocyanin có trong mỗi hạt nếp và đó chính là lý do nó được nhiều người biết đến, đặc biệt ở Trung Quốc, nó được xem như là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Anthocyanin không độc hại và không gây đột biến gen nên thường được sử dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn của con người như là thành phần trong thực phẩm chức năng. Anthocyanin cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, chống lão hóa và bệnh xơ cứng động mạch.
Tác dụng của gạo nếp cẩm
Ngày nay, nếp cẩm được nhiều người tin dùng bởi công dụng hết sức tuyệt vời của nó. Với tính ẩm, vị ngọt nếp cẩm còn được dùng để chữa: tiêu khát, ra mồ hôi trộm, cải thiện suy nhược cơ thể, những bệnh liên quan đến tá tràng hay viêm loét dạ dày.
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh chất oxy hóa trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch, đồng thời ngăn ngừa sự phá hủy của các ADN, có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư.
Ngoài ra, màu đen sẫm của nếp cẩm khi nấu lên sẽ biến thành màu tím sẫm, chứa nhiều loại amino acid và các khoáng chất.
Nếp cẩm còn được dùng để nấu rượu nếp, uống lượng vừa phải sẽ giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh huyết áp.
Nếp cẩm còn được mệnh danh là “Bổ huyết mễ”, bởi loại gạo nếp cẩm có nguồn dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong nếp cẩm cao hơn các loại gạo khác lên đến 6,8%, chất béo cao hơn khoảng 20% . Tuyệt vời nữa là trong nếp cẩm có tới 8 loại acid amin, đồng thời còn chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết và carotene hữu ích cho cơ thể.
Vì thế, thực phẩm này hứa hẹn sẽ mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người có thể trạng suy kiệt, người gầy.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong men gạo nếp có nhiều hoạt chất gọi là lovastatin và ergosterol. Đây là 2 thành phần chính giúp hạn chế tai biến tim mạch và thúc đẩy quá trình tái tạo mạch máu.
Điều quý hơn là những loại thuốc mà chế tạo từ men nếp cẩm dùng chữa bệnh tim mạch sẽ không gây ra các phản ứng phụ như mẩn ngứa, buồn nôn, dị ứng… Chính vì thế, nó cung cấp cho bệnh nhân hiệu quả tốt nhất.
Bạn có biết lớp màng đen bao quanh hạt nếp cẩm còn chứa nhiều vitamin E. Rượu nếp cẩm khi lên men còn chứa nhiều vi chất có lợi và một số vitamin nhóm B. Nhờ vậy mà nếp cẩm được sử dụng trong việc làm đẹp như giúp làm ẩm và tái tạo làn da hiệu quả.
Tham khảo thêm: Cách gói bánh chưng bằng gạo nếp nương thơm ngon, hấp dẫn
Cách làm bánh chưng nếp cẩm nhân thịt heo dễ dàng
Nếu bạn muốn vừa có hương vị tết truyền thống vừa phải làm ra món độc lạ thì sao không thử ngay cách gói bánh chưng nếp cẩm này nhé. Chắc chắn bạn sẽ làm cho cả nhà phải bất ngờ với tài nghệ của bạn đấy.
Nguyên liệu cho 3 cái
- Gạo nếp cẩm cần cho cách gói bánh chưng nếp cẩm là khoảng 640 gr
- Gạo nếp trắng thì khoảng 500 gr
- Thịt heo 500g (phải là loại thịt ba chỉ)
- Đậu xanh loại đã cà vỏ 540 gr
- Nước mắm cần khoảng 1 muỗng canh
- Hành tím chỉ cần 50 gr
- Gia vị thông dụng trong gian bếp Việt như: đường, muối, và bột ngọt, tiêu
- Lá dong để gói bánh
- Dây lạt 1 bó khoảng 18 dây
Cách chọn mua gạo nếp cẩm để làm cách gói bánh chưng nếp cẩm ngon
Nếp cẩm (hay còn có thể gọi là nếp than) là loại gạo có màu đen nhưng khi nấu lên lại chuyển sang màu tím. Gạo nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cùng hàm lượng tinh bột cao cũng tương tự như gạo lứt, rất tốt cho sức khỏe. Nếp cẩm có hương vị thơm ngon đặc trưng nên thường sẽ được dùng để làm nhiều món ăn hấp dẫn như: xôi, sữa chua, bánh, rượu hay là làm những món tráng miệng.
Chọn nếp ngon để nấu cách gói bánh chưng nếp cẩm đúng chuẩn cần dựa trên hình thức bên ngoài của hạt gạo nếp, hạt nếp phải có màu tím thẫm hoặc ngả đen, bụng hạt nếp có một đường màu vàng nhạt, hạt gạo nếp thường có hình tròn hơi dẹt. Tránh mua phải hạt gạo nếp bị gãy hoặc có màu, có mùi lạ.
Cách chế biến cách gói bánh chưng nếp cẩm
Hãy lấy 640gr gạo nếp cẩm trộn với 500gr gạo nếp trắng, sau đó đổ nước ngập khoảng 1 đốt lóng tay, cho thêm 1 muỗng cà phê muối. Ngâm trong khoảng 14 giờ đồng hồ sau đó vo lại với nước sạch và để ráo nước. Lấy 540gr đậu xanh cà vỏ đã mua ngâm với nước trong 4 giờ đồng hồ sau đó xả lại nước sạch để ráo.
Thịt heo cần rửa sạch với nước muối loãng để khử mùi hôi, sau đó cắt lát dày khoảng 1cm rồi đem ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, thêm vào đó 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm trộn đều tất cả nguyên liệu với 50gr hành tím băm nhuyễn hoặc thái lát mỏng tùy theo sở thích và 1 ít tiêu.
Đậu xanh sau khi ngâm, cho vào 1/2 muỗng cà phê đường, thêm 1/2 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng cà phê bột ngọt và trộn đều lên.
Số lượng nguyên liệu đã chuẩn bị như trên sẽ làm được 3 cái bánh. Mỗi cái bánh chưng gồm 180gr đậu xanh đã ướp gia vị, còn 380gr nếp cẩm trộn với nếp trắng, 2 đến 3 miếng thịt heo tùy theo độ lớn đã sắt của miếng thịt.
Lấy 2 miếng lá dong xếp theo hình chữ thập, lấy 380gr nếp cẩm chia làm 2 phần bằng nhau, cho một phần nếp lên đúng trọng tâm của lá sau đó dùng muỗng dàn đều nếp ra, như vậy phần nếp ở giữa sẽ mỏng hơn xung quanh.
Tiếp theo lấy thêm 180gr đậu xanh đã ướp gia vị chia làm 2 phần bằng nhau và cho một phần đậu xanh lên lớp nếp cẩm lúc nãy, tiếp tục dùng muỗng dàn đều chúng ra thành 1 lớp mỏng.
Tiếp theo xếp thịt heo lên lớp đậu và nếp, xếp thịt hợp lý sao cho thịt phủ kín lớp đậu. Cuối cùng cho phần đậu còn lại phủ kín lớp thịt và lấy phần nếp còn lại phủ kín và đều lớp đậu.
Làm tương tự như thế với phần nhân của 2 cái bánh còn lại.
Gấp hai đầu lá đối diện lại với nhau rồi bạn dùng 1 dây lạt cột tạm để cố định hai đầu lá. Sau đó lật ngược gói bánh lại, lấy một đầu gập lại làm đáy, dùng tay vỗ nhẹ nhàng để các hạt nếp dàn đều bên trong bánh. Dùng muỗng nhấn một cách từ từ để nén gạo nếp chặt lại.
Kế tiếp dùng kéo cắt bớt phần lá dư đi, đảo đầu kia và gói bánh lại, chỉnh sửa lá sao cho lá bao bọc hết toàn bộ gạo nếp và nhân bên trong. Dùng kéo cắt bỏ phần lá dư đi, tiếp đó dùng phần lá mới cắt đè xuống, rồi hãy khéo léo gấp bánh lại sau cho các góc bánh phải vuông, đảo đầu lại và thực hiện các thao tác tương tự, tiếp đó dùng dây lạt cột cố định hai đầu bánh lại với nhau sao cho khéo để hai dây lạt tạo với nhau thành hình chữ thập.
Dùng thêm bốn dây lạt khác để tiến hành công đoạn gióng bánh (cột dây tạo hình cho bánh), bạn cột lần lượt các dây lạt sao cho chúng song song với hai dây vừa rồi, lưu ý không cột quá chặt tay như bánh tét nhưng cũng không được cột lỏng quá sẽ dễ làm bánh bị nông nước trong lúc nấu. Lặp lại thao tác tương tự như thế với hai chiếc bánh còn lại.
Nếu bạn sử dụng lá chuối để thay thế lá dong trong cách gói bánh chưng nếp cẩm này thì thao tác vẫn làm y như vậy. Hoặc có thể sử dụng khuôn gói bánh chưng, để có thể gói bánh dễ dàng hơn. Đối với gói bằng khuôn bánh thì khi gói bánh, lá gói bánh dóng cho vừa khít với khuôn bánh là đạt yêu cầu.
Chuẩn bị tiếp 1 nồi áp suất rồi cho phần lá vụn khi gói bánh vào đáy nồi, tiếp đến xếp lần lượt bánh vào nồi, xếp bánh dọc đứng dóng theo hình vòng cung của thành nồi hấp, tiếp đó cho thêm nước vào ngập hơn 2/3 bánh rồ tiến hành hấp với nồi áp suất trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Sau 1 giờ hấp bánh, bạn hãy ngắt điện, mở nắp nồi rồi trở bánh cho bánh chín đều, tiếp tục cắm điện hấp tiếp trong 40 phút nữa. Sau đó cắt điện, bạn ủ bánh trong nồi áp suất khoảng 20 phút.
Thành phẩm
Lấy bánh ra ngâm bánh đó vào nước lạnh 5 phút và ép bánh để cho bánh dẻ lại, dùng một tấm thớt mỏng nặng vừa phải thôi, đè lên bánh rồi lót thêm 1 lớp giấy bạc hoặc giấy A4 lên, dùng vật nặng để đè lên và ép. Nếu muốn bánh dẻ thì hãy ép mạnh tay nhưng đừng mạnh quá sẽ làm vỡ bánh, còn muốn bánh không dẻ quá mà vẫn còn tơi vừa ăn thì cứ ép nhẹ nhàng để đẩy nước bị nông trong quá trình hấp đó ra ngoài. Để cho bánh nguội là bạn có thể thưởng thức được món bánh chưng độc đáo này rồi.
Lưu ý:
- Để giữ màu cho lá khi hấp bánh bạn nên đổ nước sôi vào nồi hấp bánh thay vì đổ nước lạnh.
- Để bảo quản bánh được lâu, khi ngâm nếp bạn nhớ bỏ vào thêm 1 muỗng cà phê muối và khi ướp thịt không nên ướp với hành tím nhé!
Lời kết
Vậy là đã có món bánh chưng truyền thống mang hương vị cực kỳ mới lạ theo cách gói bánh chưng nếp cẩm rồi, gạo nếp cẩm dẻo thơm mùi hương đặc trưng đồng thời kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh và đậm đà béo ngậy của thịt mỡ, hứa hẹn chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc dạo chơi thú vị của vị giác. Với món bánh chưng gạo nếp cẩm nhân thịt heo này thì bạn nên ăn kèm với 1 ít đồ chua và củ kiệu sẽ tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn đấy!