Cách gói bánh chưng dài bằng lá chít độc đáo

20-09-2022
Cập nhật: 20-09-2022

Trước khi đến với phần hướng dẫn cách gói bánh chưng dài bằng lá chít thì bạn hãy tìm hiểu qua thông tin về lá chít cũng như phong tục gói bánh chưng dài của người Việt ta ở các khu vực khác nhau. Chắc chắn bạn sẽ được trải qua một mùa tết cực kỳ khác với trước đây nếu làm theo hướng dẫn cụ thể trong bài viết này của Nut Corner.

Lá chít là gì?

Tên thường gọi là Đót hoặc Chít. Còn tên khoa học nghe mỹ miều hơn là Thysanolaena latifolia (Roxb. ex Hornem.) Honda (T.maxima O. Ktze). Họ khoa học của giống này là họ Lúa, hay còn gọi là Poaceae.

Đặc điểm

Cây đót là một loài cây thuốc quý, dạng cây cỏ cao lên tới 3,5m hoặc hơn, giống sậy và lau. Thân to khoảng 5-8mm. Lá cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, ôm lấy thân, có mép lá, hơi ráp, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Chuỳ hoa mọc ở ngọn, mềm, lúc đầu dựng đứng rồi mọc toả ra, dài khoảng 30-60cm, có nhánh mịn và rất nhiều. Bông nhỏ rất nhiều, hình dài hơi thuôn, dài 1-1,5mm. Quả thóc nhỏ thuôn, gần như hình cầu, nằm trong những mày nhỏ cứng.

Đặt điểm của lá chít

Lá chít có hình thuôn dài

Phân bố

Cây này là của vùng Ấn Độ, Malaysia, thường gặp trên đất khô vùng núi, trong các savan ven các rừng của nước ta từ độ cao 50m đến độ cao 2000m. Hiện tại cây đót được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, ví dụ như Hòa Bình,… Bông đót dùng để làm chổi. Sâu chít (sâu sống trong thân cây đót) là một trong những vị thuốc quý giá dùng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu hay không, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng sinh vật ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại các chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 đến 40cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách chủ động tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng sẽ được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu đó sẽ giúp giữ cho sâu không bị biến chất.

Bánh chưng dài là gì?

Ở huyện miền núi Lập Thạch (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), thay vì bánh chưng vuông, người dân thường gói bánh chưng dài để dâng lên bàn thờ cúng gia tiên.

Chiều 29 Tết Nguyên đán, mọi người sẽ tất bật gói bánh chưng để chuẩn bị cho mâm cỗ tất niên của gia đình. Bánh chưng ở vùng thôn quê thường không phải là bánh chưng vuông như ở các nơi khác, mà là bánh chưng dài giống như bánh tét miền Nam.

Bánh chưng dài

Bánh chưng dài giống như bánh tét miền Nam

Người địa phương ở đây cho biết “Tôi không biết bánh chưng dài đã có từ bao giờ, nhưng từ nhỏ, tôi đã được mẹ chỉ dạy cách gói bánh chưng dài bằng lá chít này. Ở vùng quê tôi, dâng lên bàn thờ tổ tiên phải là bánh chưng dài giống như bánh tét miền Nam vậy. Đó cũng là thức quà đầu năm, dành tặng nhau ăn, cũng là mong muốn đại gia đình một năm an bình, vui vẻ, hạnh phúc”.

Tìm hiểu thêm:  Văn khấn Tết Thanh Minh tảo mộ chuẩn nhất trong năm 2023

Gạo nếp nào gói bánh chưng ngon? Gạo nếp gói bánh chưng dài ngon phải là gạo nếp do chính tay mỗi nhà tự trồng, được ngâm nước trước khi gói bánh. Nhân bánh gồm có thịt lợn ba chỉ và đỗ xanh tùy sở thích của mỗi gia đình. 

Công đoạn gói bánh chưng đòi hỏi sự khéo léo, bởi nếu gói quá chặt tay, bánh nấu ra sẽ bị ngấm nước, còn nếu gói quá lỏng bánh sẽ bị nhão. Do đó, gói chiếc bánh chưng dài mà thân tròn đẹp không phải dễ mà ai cũng làm được.

Khi xong xuôi các công đoạn rồi, chỉ cần đặt bánh vào rồi và luộc. Bếp lửa cháy đều, mọi người trong gia đình thay phiên nhau canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Nhìn ngọn lửa hồng, cháy đượm quanh nồi bánh to bản, thỉnh thoảng nghe được tiếng than củi nổ tí tách, tạo nên nét đặc trưng của hương vị Tết truyền thống.

Bánh chưng dài là gì?

Luộc bánh là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cách gói bánh chưng dài bằng lá chít

Bà Hoàng Thị Hòa (sống tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho biết, ở quê bà, bánh chưng dài còn là món quà bắt buộc phải có trong tục đi “sêu” – đây là tục lệ biếu quà dịp tết của con rể đối với bố mẹ vợ trước ngày mùng 1 Tết Nguyên đán.

“Tục đi “sêu” xuất phát việc đạo nghĩa phu thê, tình nghĩa vợ chồng và cả ơn sinh thành của các cụ. Chính vì vậy, khi con rể đem biếu bố mẹ vợ chiếc bánh chưng dài tự nấu sẽ là cách thể hiện được lòng thành, trọn đạo làm con”, bà Hòa cho hay.

Bánh chưng là món nhất định không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, cũng như trên bàn thờ cúng gia tiên. Từ bao đời nay, người Việt đã quan niệm, bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho sự ấm áp và lòng thành. Bánh chưng chính là biểu tượng, là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, không có bất cứ loại bánh nào khác có thể thay thế được. Ngoài ra chiếc bánh chưng gạo nếp cũng có thể làm một món quà tết độc đáo để dành tặng cho người thân và gia đình.

Bánh chưng dài thường được gói ở đâu?

Các vùng thuộc trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà chủ yếu bánh chưng dài và chỉ dùng trong cúng lễ, phong tục địa phương chủ yếu gói và ăn dạng tròn dài, gọi là “bánh chưng dài”, hay cũng gọi là “bánh tày”. Bánh tày còn là loại bánh Tết được sử dụng chủ yếu ở khu vực trung du và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.

Bánh chưng dài thường được gói ở đâu?

Vùng núi phía Bắc chuộng cách gói bánh chưng dài bằng lá chít

Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ (còn gọi là đậu xanh), và rất ít hoặc thậm chí không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, cắt thành từng lát bánh rán vàng giòn rụm hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể dùng lá chít thay cho lá dong, với 2 đến 4 lá xếp theo chiều dọc, sau đó rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang đã được nối lại bằng phương thức đặc biệt để bó chặt chiếc bánh và dễ bóc và dễ bảo quản có thể lên tới 3 tháng.

Tìm hiểu thêm:  Tết Đoan Ngọ Là Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Mùng 5 Tháng 5 

Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, đó là bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, đường trắng được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn có thể trộn gạo với gấc, cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không úp mặt xanh của lá dong vào trong.

Bánh tét ở miền Nam cũng được gói thành đòn dài như vậy với nguyên liệu tương tự như bánh chưng nhưng được gói bằng lá chuối.

Các bước thực hiện cách gói bánh chưng dài bằng lá chít

Đến chợ, các bạn cần cẩn thận chọn mua lá chít, thứ lá được chọn để làm cách gói bánh chưng dài bằng lá chít. Bạn nên cẩn thận kiểm tra xem lá ở bên trong có rách không. Rồi tiếp theo mua vài khúc giang về làm lạt gói bánh. Đừng quên mua dây lạt làm dây ràng bánh. Để gói được chiếc bánh chưng dài, người phụ nữ gói bánh phải rất khéo tay. Nghe các cụ kể lại, từ ngày xưa con gái muốn đi lấy chồng thì phải gói được bánh chưng dài. Còn bây giờ, các thiếu nữ mới lớn hiện đại ngày nay chẳng biết có làm được điều các cụ mong mỏi không?

Các bước gói bánh chưng dài lá chít

Cách gói bánh chưng dài bằng lá chít phải rất khéo tay

Lá chít được mua về thì cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra rửa sạch. Rửa lá cũng phải kiên trì lật rửa từng chút một để chiếc bánh của bạn không bị sạn. Lá rửa sạch rồi thì cắt vuông vức hai đầu, đặt trên chiếc mâm nhôm. Bạn đặt chiếc mâm trên một mặt nền phẳng cho vững chắc rồi xếp từng chiếc lạt nằm ngang, nhẹ nhàng xếp từng chiếc lá đó chít chồng khít lên nhau sao cho không rơi được hạt gạo nếp ra ngoài. Sau đó, bạn bốc từng vốc gạo từ từ rải đều theo chiều dài của lá. Ước chừng được nửa chiếc bánh, bạn hãy bắt đầu rải nhân vào giữa. Màu trắng ngần của gạo nếp, cùng một đường kẻ giữa màu vàng của đỗ sẽ làm bánh trông thật đẹp. Bạn tiếp tục bốc gạo rải đều sao cho che kín nhân bánh rồi từ từ buộc từng chiếc lạt lại. Phần khó nhất có lẽ chính là khép kín hai đầu bánh. Nếu không khéo dễ làm bánh mất cân đối hoặc lá gói sẽ bị rách, gạo rơi ra ngoài. Dùng những ngón tay khéo léo của bạn từ từ khép hai đầu chiếc bánh lại rồi dùng lạt buộc trông thật thành thục. 

Vậy là chiếc bánh đầu tiên của bạn đã được gói xong. Ràng lại bánh bằng cách lấy những chiếc lạt dài quấn đều quanh chiếc bánh cho chắc chắn và đẹp. Khi ràng bánh đến đâu thì bạn bỏ lạt nhỏ đến đó. Lúc này chiếc bánh sẽ trông thật đẹp và bắt mắt. Phải cầm chắc lạt và đều tay thì chiếc bánh nấu ra mới không bị méo mó, mất cân đối. Cứ như thế bạn gói lần lượt từng chiếc một tương tự cho đến hết. 

Các bước gói bánh chưng dài lá chít

Bạn quấn dây lạt cẩn thận để định hình bánh

Việc xếp bánh vào nồi tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nếu không biết cách sẽ xếp cồng kềnh và không được bao nhiêu. Nhà đông người nên luộc đẫy nồi lớn. Nồi bánh chưng nặng đó phải hai người lớn có sức khỏe mới bê lên bếp được. Trong thời gian ngồi bên cạnh bạn trông nồi bánh, thấy nồi bánh sôi sùng sục nghe thật vui tai. Mùi thơm của gạo nếp, lá chít sẽ khiến bạn bị cuốn hút lạ thường. Khi cảm thấy bánh đã có vẻ chín, bạn hãy vớt từng chiếc ra nia. Nhiệm vụ tiếp theo là lăn bánh. Bạn bảo phải lăn thật kỹ để cho bánh được rền và ngon. 

Tìm hiểu thêm:  Bài văn khấn tết nguyên đán Nhâm Dần 2025 [Mới nhất]

Trong khi đó, gia đình bạn có thể chuẩn bị mọi thứ để cúng gia tiên. Bạn hãy cắt bánh và sắp ra đĩa. Khác với cắt bánh chưng vuông, cắt bánh chưng dài khá đơn giản và nhìn cũng đẹp mắt hơn. Bạn cắt từng khoanh bánh sao cho đều tay. Bánh rền và mịn, nhân bánh ở chính giữa, cân đối. Đĩa bánh mới được cắt ra sẽ vẫn còn bốc hơi nghi ngút là có thể sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Thắp nén hương lên là không khí Tết tràn ngập căn phòng. 

Suốt mấy ngày Tết, bao giờ trong mâm cỗ gia đình nhiều địa phương không thể thiếu được chiếc bánh chưng dài. Khách ở xa tới ăn một vòng bánh thì chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được vị thơm của gạo nếp, vị béo ngậy của nhân bánh. Chiếc bánh chưng dài đã đi theo tuổi thơ nhiều người, trở thành biểu tượng cho sự mộc mạc, chất phác của làng quê tôi. 

Cách gói bánh chưng dài lá chít

Bánh chưng dài là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết của nhiều gia đình

Lý giải ý nghĩa của món bánh chưng dài

Chúng ta đều đã biết bánh Chưng vuông là vật tượng trưng cho trời nhưng ít ai trong chúng ta biết được ý nghĩa của chưng dài. Trong phần này của bài viết sẽ chia sẻ về ý nghĩa của bánh chưng dài trong phong tục văn hóa Việt Nam. 

Như đã nói, bánh chưng dài hay còn gọi là bánh chưng tròn hay cũng có thể gọi là bánh tét, bánh chưng tày. Bánh chưng dài được gói nhiều lớp lá chít khiến người ta liên tưởng đến người mẹ và người cha bao bọc những đứa con thơ của mình, như chị em trong gia đình, làng xóm láng giềng bao bọc lẫn nhau. 

Bánh chưng dài còn chứa đựng trong đó là tinh hoa của nền nông nghiệp lúa nước nước. Những nguyên liệu để làm bánh đều là sản phẩm đặc trưng của ngành nông nghiệp.. Không dừng lại ở đó bánh chưng còn chứa đựng nhiều triết lý ẩn tình sâu sắc về âm dương ngũ hành của Việt Nam. Cụ thể có thể hiểu là:

  • Màu vàng của đậu xanh đại diện cho hành thổ
  • Màu đen của tiêu ướp trong nhân bánh chính là tượng trưng cho hành kim. 
  • Màu xanh của lá dong thay mặt cho hành mộc
  • Màu đỏ hồng của thịt lợn chính là hành hỏa
  • Màu trắng của gạo nếp là biểu tượng cho hành thủy. 

Bên cạnh đó bánh chưng dài còn có sự đa dạng phong phú trong hương vị và nguyên liệu làm bánh. Ngoài việc được là từ đỗ xanh, gạo nếp, thịt lợn ba chỉ, bánh còn được làm từ những nguyên liệu khác như nếp cẩm, nhân đỗ xanh cũng có thể được thay thế bằng đỗ đen. Điều này đem lại sự đa dạng và phong phú về nền văn hóa ẩm thực cho đất nước ta. Đồng thời tạo ra được nhiều hương vị lạ và độc đáo mới cho bánh.

>> Nếp cẩm có hương vị thơm, dẻo và có nhiều dưỡng chất, nếp cẩm hiện diện rất phổ biến nhiều nơi và được nhiều người ưa chuộng. Vậy làm cách nào để có thể gói bánh chưng nếp cẩm thơm dẻo để ăn một cái Tết ngon lành?

Lời kết

 Bài viết đã làm rõ những thông tin cần thiết về lá chít cũng như đã hướng dẫn chi tiết cách gói bánh chưng dài bằng lá chít dễ dàng và đúng chuẩn nhất. Nếu bạn muốn tạo ra một điểm nhấn thú vị trong các hoạt động gia đình ngày tết thì sao không thử làm ngay những chiếc bánh gói bằng loại lá chít độc đáo này?

Bài viết khác