Đa nhân cách là gì? 5+ biểu hiện của người đa nhân cách

Các bạn chắc hẳn đã từng nghe đến căn bệnh có tên là đa nhân cách đúng không nào? Đó là căn bệnh mà người mắc thường đã phải chịu một tổn thương tâm lý nào đó và làm họ sống với những tính cách khác nhau.

Vậy thì liệu rằng chúng ta đã thực sự hiểu bệnh đa nhân cách là gì? Và những người đa nhân cách là gì? Họ có những lối sống và biểu hiện như thế nào? Liệu có cách nào để chữa trị căn bệnh này không? Vậy Nut Corner sẽ đồng hành cùng bạn để cùng tìm hiểu thật rõ ràng những người bị đa nhân cách ngay bài viết dưới đây nhé! 

Đa nhân cách là gì?

Đa nhân cách là gì?
Đa nhân cách là gì?

Vậy thì đa nhân cách là gì? Bệnh đa nhân cách hay còn được gọi là bệnh rối loạn nhân cách. Người mắc bệnh này sẽ có những hành vi thái độ ứng xử với xã hội luôn thay đổi và đôi khi còn rất là tiêu cực.

Đa nhân cách là bệnh mà khi mắc phải người bệnh sẽ có sự xuất hiện của hai hoặc nhiều hơn hai nhân cách trong một cơ thể. Mỗi nhân cách như vậy sẽ có một hành vi, thái độ, cách ứng xử khác nhau, như là có nhiều người sống chung một cơ thể vậy. Cụ thể như sau: 

  • Nhân cách chính ( nhân cách bình thường): là nhân cách của chính chủ, là những việc họ làm và thể hiện tính cách thường ngày
  • Nhân cách rối loạn: Khi nhân cách này xuất hiện, người bệnh sẽ cư xử rất lạ và hoàn toàn khác, trái ngược với bản tính con người thường ngày. 

Theo những bằng chứng khoa học thì thông thường, khi mà cơ thể của người bệnh bị một nhân cách nào đó ngự trị thì sau khi quay lại bình thường, họ sẽ không còn nhớ gì nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn không nhớ, không hay biết mình đã làm, đã nói gì khi ở nhân cách kia. Người bệnh thường nói rằng họ đã ngủ trong suốt quá trình nhân cách kia chiếm hữu cơ thể.

Vì vậy, người bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng bệnh mất trí nhớ và mất ngủ trầm trọng. Và đồng thời, mất trí nhớ, mất ký ức trong quá khứ hay một đoạn thời điểm nào đó cũng là biểu hiện của chứng bệnh rối loạn nhân cách. Đây là một căn bệnh tưởng chừng như bình thường nhưng lại rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người bệnh và cả những người xung quanh. 

Những biểu hiện của người đa nhân cách

biểu hiện của người đa nhân cách
biểu hiện của người đa nhân cách

Vậy thì làm cách nào để nhận ra một người đang bị mắc chứng bệnh đa nhân cách? Vậy thì hãy cùng Nut Corner tìm hiểu một số biểu hiện cụ thể của một người khi bị rối loạn nhân cách. Người bệnh rối loạn nhân cách thường có những biểu hiện sau: 

Có những suy nghĩ tiêu cực 

Những người bị bệnh đa nhân cách họ luôn biểu thị một lối suy nghĩ cực kỳ tiêu cực về mọi thứ xung quanh. Họ luôn cảm thấy chán ghét, căm phẫn những sự việc và cả những người thân xung quanh. Nặng hơn nữa họ có thể có suy nghĩ muốn giết người, giết ai đó hoặc thậm chí là muốn giết chính mình.

Luôn coi mình là sự trung tâm

 Bệnh rối loạn nhân cách sẽ làm người bệnh luôn coi mình chính là sự trung tâm, luôn muốn sự chú ý của mọi người. Họ luôn cố gắng làm những hành động, cố ý thực hiện những việc nhằm mục đích lôi kéo sự chú ý của người khác. Điều này thường kéo theo hậu quả là những việc làm này sẽ có phần thiếu ăn năn, làm việc cố chấp và chỉ suy nghĩ đến bản thân. 

Hành vi quá kích động

Sở dĩ những người này thường rất dễ có hành vi quá khích, rất dễ kích động bởi sự hận thù hay nghi ngờ, vì vốn dĩ họ đã luôn có những suy nghĩ không mấy lạc quan. Vì vậy họ thường xuyên có hiện tượng giấu giếm, nói dối về những gì mình đã làm hoặc không nhớ mình đã làm gì. Và đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa, tập thể thì họ sẽ không tham gia và luôn tìm cớ lãng tránh. 

Họ thường có những tính cách khác nhau

Vì đây là căn bệnh đa nhân cách nên trong người họ sẽ tồn tại ít nhất là 2 nhân cách với các tính cách khác nhau. Những tính cách này khi xuất hiện sẽ chi phối những hành động của họ và dĩ nhiên họ sẽ không bao giờ nhớ là họ đã làm những gì. Và việc chuyển đổi các nhân cách qua lại thường xuyên xảy ra.

Luôn nghi ngờ

Những người bệnh đa nhân cách sẽ cảm thấy luôn nghi ngờ về mọi thứ, hay nói cách khác là họ không tin tưởng bất cứ ai, kể cả người thân. Họ luôn mang trạng thái nghi ngờ về tất cả, về mối quan hệ bạn bè, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em.

Dần dần sự nghi ngờ này lên đến đỉnh điểm mà hình thành những hành vi thái quá, không đúng mực và thậm chí là những hành vi nguy hiểm. 

Đa nhân cách ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thế nào?

Ảnh hưởng của đa nhân cách đến cuộc sống
Ảnh hưởng của đa nhân cách đến cuộc sống

Đa nhân cách là một căn bệnh đem lại những ảnh hưởng không mấy lạc quan tích cực đến cuộc sống của người bệnh. Nó mang lại cảm giác bức bối khó chịu cho cả người bệnh lẫn gia đình. Cụ thể thì rối loạn nhân cách ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như sau: 

  • Sự mất thực tế đối với người bệnh: Là cảm giác mà người bệnh không phân biệt được đâu là thật đâu là ảo. Họ luôn mơ hồ về thế giới và luôn suy nghĩ xa xăm không chủ đích
  • Người bệnh sẽ bị chứng mau quên: Là tình trạng bệnh mà người rối loạn nhân cách không thể nhớ bất cứ thông tin cá nhân nào của bản thân. Hay thậm chí họ không nhờ họ đã làm gì, nói những gì.  
  • Huỷ hoại nhân cách: Khi phát bệnh, nghĩa là một nhân cách khác đang thống trị cơ thể và dần dần sẽ hủy hoại nhân cách thật của người đó. Người bệnh đa nhân cách luôn cảm thấy không tự chủ được bản thân. 
  • Sự lẫn lộn nhân cách/hay sự thay đổi nhân cách: Tình trạng này làm người bệnh bị cảm giác mơ hồ và không phân biệt được đâu mới là con người thật của mình. 

Nguyên nhân, triệu chứng của người  đa nhân cách

Nguyên nhân, triệu chứng
Nguyên nhân, triệu chứng

Vậy thì nguyên nhân gì dẫn đến một người bị mắc bệnh đa nhân cách? Và có những triệu chứng gì? Nut Corner sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của căn bệnh này. 

Nguyên nhân

Các nhà y học hiện nay vẫn chưa thể chỉ ra được những nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng bệnh rối loạn nhân cách. Tuy nhiên họ kết hợp với các nhà tâm lý học để cùng đưa ra những giả thuyết về việc hình thành căn bệnh này. Cụ thể như sau: 

  • Từng trải qua tổn thương nghiêm trọng: Đa số những người mắc bệnh thường đã trải qua những cú sốc tâm lý thời thơ ấu. Một số chấn thương tâm lý như: bị bạo hành, bị tấn công tình dục, gặp tai nạn, hoặc bố mẹ người thân trong gia đình ra đi đột ngột,…
  • Do người bệnh gặp vấn đề về thần kinh: Một lí do khác là do người bệnh bị các chấn thương ở hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ. làm họ có thể xuất hiện có triệu chứng ảo giác và sinh ra những nhân cách khác. 

Một giả thuyết khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra để giải đáp nguyên nhân căn bệnh này xuất hiện. Đó là khi sinh ra con người luôn mang nhiều nhân cách, và nếu được nuôi dạy tốt thì nhân cách tốt sẽ lấn át nhân cách xấu.

Tuy nhiên, nhân cách xấu không mất đi, nên khi gặp những cú sốc mạnh về tinh thần thì nhân cách này sẽ chiếm hữu cơ thể. Từ đó căn bệnh đa nhân cách xuất hiện. 

Triệu chứng

Một số triệu chứng mà người bệnh rối loạn nhân cách là gì?

Những người mắc bệnh này thường có những triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và khó nhận biết. Muốn xác nhận một người có bị đa nhân cách hay không thường phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ tâm lý. Những phần lớn thì người bệnh rối loạn nhân cách thường có những triệu chứng sau: 

  • Có những khoảng trống trong ký ức: Vì những người mắc bệnh này thường hay mất trí nhớ vì họ không nhớ được những hành động khi nhân cách kia thống trị. Nên họ sẽ có những khoảng trống ký ức mà không cách nào tự mình điền được. Thậm chí bệnh nhân còn có thể quên đi tên, tuổi và cả những thông tin cá nhân của bản thân.
  • Tồn tại nhiều hơn 2 nhân cách: Những nhân cách xuất hiện thường có những suy nghĩ và hành động trái ngược nhau. Thậm chí là mang phần đối lập và khuynh hướng tiêu cực hoá mọi chuyện. 
  • Gặp các vấn đề về tâm lý như: Người bệnh sẽ gặp những vấn đề về tâm lý như thay đổi cảm xúc liên tục, cảm thấy nghi ngờ, lo lắng hoảng sợ,… Đôi khi là cảm giác chán ghét, phẫn uất, và muốn giết người. Hoặc là sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ trầm trọng, làm người mệt mỏi, lờ đờ. 
  • Sinh hoạt bất ổn: Khi thay đổi nhân cách thì lối sống sinh hoạt cũng bị thay đổi tùy theo mỗi nhân cách khác nhau. Một ví dụ như: Mary Kendall 35 và đã phát hiện mình mắc bệnh đa nhân cách. Khi ở nhân cách thường thì cô sẽ đi ngủ sớm mỗi đêm, nhưng có một nhân cách làm cô luôn đi xe dạo buổi tối với vận tốc lên đến 160km/h. 

Những cách chữa rối loạn đa nhân cách hiệu quả

Cách chửa
Cách chửa

Vậy thì bệnh đa nhân cách này có thể chữa lành được không? Thì câu trả là có thể chữa được căn bệnh này bằng phương pháp điều trị tâm lý. Các liệu pháp điều trị tâm lý là phương pháp tốt nhất để chữa những căn bệnh liên quan đến tâm lý. Những cách chữa rối loạn đa nhân cách hiệu quả mà các chuyên gia nghiên cứu như sau: 

Giảm sự khó chịu chủ quan

Đây là mục tiêu đầu tiên trong liệu trình điều trị căn bệnh này, cụ thể là gạt bỏ đi những cảm xúc tiêu cực, bi quan. Liệu pháp này cần sự phối hợp giữa chuyên gia tâm lý và cả gia đình, để có thể lôi người bệnh thoát ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Liệu pháp này giúp giảm stress, căng thẳng để người bệnh có thể ổn định. 

Giảm những hành vi không thích nghi và không mong muốn

Những hành vi này ví dụ như là hành vi cô lập xã hội, chống đối xã hội, không quyết đoán, hoặc là bùng nổ thái quá. Thay đổi hành vi là một trong những điều quan trọng nhất, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và mở lòng hơn.

Gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ người bệnh bằng cách hướng họ đến những nguồn năng lượng tích cực hoặc cùng họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn. 

Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề

Trị liệu tâm lý là nền tảng quan trọng nhất của liệu pháp này, và điều này mất khá nhiều thời gian, có thể hơn 1 năm. Quá trình này yêu cầu người bác sĩ phải có kinh nghiệm và thật sự kiên nhẫn.

Bác sĩ phải phân tích rõ cho bệnh nhân những hậu quả của các hành động tiêu cực, giúp họ nhìn nhận vấn đề cụ thể hơn. Hay là phải hướng họ theo những suy nghĩ tích cực, không để bệnh nhân có những quan điểm sai lầm lệch lạc, Từ đó dần dần người bệnh đa nhân cách sẽ thay đổi suy nghĩ lẫn hành vi của bản thân. 

Nỗ lực giúp bệnh nhân thấy rằng vấn đề của họ là bên trong bản thân họ

Đây là điều mà cả bác sĩ lẫn người nhà bệnh nhân cần thực hiện càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần phải được hiểu rõ những vấn đề của họ đối với công việc hoặc những mối quan hệ khác.

Điều này yêu cầu sự kiên nhẫn cao và bác sĩ phải năm bắt được cụ thể cảm xúc của bệnh nhân. Gia đình và bạn bè cũng là nhân tố quan trọng, giúp bệnh nhân nhiều hơn những vấn đề mà bác sĩ không rõ.

>>Tìm  hiểu thêm về: Yêu đơn phương.

Tổng hợp những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý giúp bạn thoát khỏi bế tắc

Bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh suy nghĩ cảm xúc của mình để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Để hạn chế việc mắc bệnh đa nhân cách thì cảm xúc ổn định là một điều rất quan trọng.

Nut Corner muốn mang đến cho bạn tổng hợp những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý giúp bạn thoát khỏi bế tắc như sau: 

Hãy để mọi thứ xảy ra tự nhiên

Đừng cố cưỡng cầu mọi thứ khi chúng trong theo ý muốn của bản thân. Mỗi một điều sẵn ra đều có ý nghĩa và mục đích của nó nên bạn phải học cách chấp nhận và sống tốt. Sự cưỡng cầu quá mức sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng tột độ và rất dễ ảnh hưởng đến thần kinh. Ví dụ như thay vì cố gắng níu kéo một tình yêu không thể cứu vãn thì bạn có thể vứt bỏ nó và rủ bạn bè đi dạo phố, vui chơi.

Đừng dằn vặt bản thân bởi quá khứ

Bạn nên sẵn sàng đối diện với những kết quả tiêu cực, khó khăn trong quá khứ để từ đó có động lực sống tốt hơn. Thay vì cứ vướng bận, đau khổ mãi về một chuyện trong quá khứ thì bạn vẫn nên dựa vào đó mà sống tốt và hoàn thiện bản thân hơn. Đừng mãi vùi mình trong mớ hỗn độn của quá khứ mãi, những năng lượng tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất xấu đến bạn. 

Biết ơn trải nghiệm khó khăn mà bạn có

Khi bạn cảm thấy khó khăn nghĩa là bạn đang cần phải nỗ lực nhiều hơn chứ không phải là gục ngã. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và lý trí hơn khi lâm vào tình trạng tương tự. Ví dụ thất bại trong một kế hoạch nào đó, thay vì chán nản thì bạn cần tìm hiểu tại sao lại bị thất bại và từ đó rút kinh nghiệm cho những kế hoạch sau. 

Không quá để tâm nhận xét của người khác

Xã hội mà, mười người mười ý, bạn không phải sinh ra để làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy nên đừng quan tâm đến những định kiến, những phán xét vô căn cứ từ người khác. Thay vì cảm thấy tức giận hay gục ngã thì bạn nên bỏ qua lời nói đó mà mạnh mẽ tiến lên trên con đường mình đã chọn.

Không quá để tâm nhận xét của người khác
Không quá để tâm nhận xét của người khác

Đừng đánh giá người khác một cách thô lỗ

Đừng bao giờ cố gắng buộc tội và đánh giá người khác một cách thô lỗ khi chưa biết gì rõ ràng. Khi bị buộc tội họ sẽ ngay lập tức phản bác lại, và khi ấy bạn cũng cảm thấy bức bối và cả hai rơi vào trạng thái cãi vã. Tốt nhất là bạn chỉ nên nhẹ nhàng góp ý, chỉ ra cho họ biết điều không đúng và cần sửa đối, tốt hơn hết là chỉ nói khi chỉ có hai người, vì đây là vấn đề riêng tư. 

Hãy thoát khỏi vùng an toàn của bạn

Vùng an toàn là nơi mà bạn luôn an toàn và cứ mãi nhút nhát như vậy, vậy thì liệu đó là điều đúng đắn? Các chuyên gia tâm lý gợi ý rằng bạn nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình để va chạm nhiều hơn. Khi va chạm, khi thất bại thì bạn mới có thể mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong cuộc sống. 

Đừng để ai phá vỡ ranh giới của bạn

Bạn thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác là vì bạn cố làm hài lòng mọi người mà không đặt ra cho mình một giới hạn chịu đựng nhất định. Thay vì chịu đựng những sự tiêu cực mà người khác mang lại thì bạn cần đặt ra một giới hạn riêng cho bản thân. Từ đó, đối phương sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn, và bạn cũng sẽ không hình thành các năng lượng tiêu cực.

Bài viết trên đây là giúp bạn hiểu rõ được phần nào về bệnh đa nhân cách là gì và người đa nhân cách là gì. Bệnh đa nhân cách hiện nay rất phổ biến bởi những năng lượng tiêu cực ngày càng nhiều hơn.

Vì vậy bạn cần giải phóng nó để tâm hồn thư giãn hơn, và nếu người thân bạn bè của bạn bị căn bệnh này. Thì xin hãy kiên nhẫn, yêu thương và bao dung họ nhiều hơn, vì họ là đối tượng rất dễ bị tổn thương.

Nut Corner hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn, không nhiều thì ít, và chúc các bạn sẽ sống một đời an nhiên thoải mái nhé!