Bánh chưng hay bánh trưng gọi như nào mới đúng?

Một trong những vấn đề nhắc nhiều nhất trong ngày Tết là bánh chưng hay bánh trưng, trong đó có những người có học qua 12 năm trung học phổ thông. Tìm trên google có thể thấy từ khóa ”bánh chưng” có đến 3.260.000 kết quả, còn ”bánh trưng” có khoảng 377.000 kết quả. Có nhiều kết quả đến từ các trang chính thống vẫn ghi bánh trưng. Hãy cùng với Nutscorner tìm hiểu thêm về vấn đề này!

Phong tục người Việt làm bánh năm mới

Hàng năm, cứ đến độ thời gian vào 27 đến 28 âm lịch, các gia đình Việt lại quây quần gói bánh chưng. Vào dịp này, các gia đình lại tụ lại để quây quần cùng gói bánh chưng. Các gia đình sẽ có những cuộc tụ họp xôn xao, mỗi người phụ một tay, thực hiện các công đoạn khác nhau. Cuối ngày, mọi người thay phiên nhau ngồi trông nồi bánh đỏ lửa ấm cúng.

Trong các mâm cơm dâng cúng tổ tiên mùng 1 – mùng 3 Tết Âm lịch không thể thiếu nhất là món bánh chưng. Mọi người cứ bảo ăn quá nhiều thì ngán nhưng hẳn mỗi Tết không được ăn bánh chưng sẽ thấy thiếu thiếu gì đó. Món ngon ngày tết này đã trở thành món quốc bảo trong lòng mỗi người Việt.

Phong tục người Việt làm bánh năm mớiNgười Việt có phong tục làm bánh chưng từ xưa

Nguồn gốc bánh chưng

Tương truyền, Hùng Vương thứ 6 lúc đó muốn truyền ngôi cho con. Ngài đã quyết định sẽ truyền ngôi vị cho hoàng tử nào tạo ra được món ngon độc đáo nhất để dâng cúng tổ tiên. Bởi vậy, các hoàng tử khác đều nhanh chóng đi săn tìm các thứ của ngon vật lạ. Trong khi đó, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vẫn loay hoay không biết làm thế nào để chiến thắng. Vào một đêm, chàng nằm mộng thấy thần báo mộng dạy làm hai loại bánh dâng cúng tổ tiên. Đó chính là cặp đôi bánh chưng và bánh giầy. Hai loại bánh này mang ý nghĩa tượng trưng cho đất và trời. Bánh chưng được bọc lại bằng lá, có nhân bên trong tượng hình việc cha mẹ đùm bọc con cái.

Theo kỳ hạn đã định để xem đồ lễ, Hùng Vương đặc biệt chú ý đến hai món bánh lạ của Lang Liêu. Vua cha đã ăn và khen bánh ngon, dùng các nguyên liệu đặc trưng thuần Việt và giàu ý nghĩa. Lang Liêu chính là người được truyền ngôi báu nhờ chính món bánh lạ mà ý nghĩa này để dâng cúng tổ tiên. Bánh chưng và bánh giầy từ đó cũng trở thành món dâng cúng tổ tiên của người Việt mỗi độ Tết đến.

Nguồn gốc bánh chưngDù là người Việt, vẫn chưa nhiều người biết bánh chưng hay bánh trưng mới đúng

Ý nghĩa bánh chưng

Người Việt Nam từ thời ông cha đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Do đó, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa tượng trưng sự biết ơn trời đất đã cho mưa gió thuận hoà để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Hơn nữa, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ gia tiên cúng để thể hiện lòng tông trọng và kính yêu của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa và đậm chất dân tộc mà người Việt thường dùng để đi biếu người thân, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để thể hiện cho quan hệ tương sinh tương khắc trong ngũ hành.

Cứ hễ thấy bánh chưng là sẽ thấy Tết! Vậy nên người con Việt Nam dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần sum họp bên gia đình, cùng nhau học cách làm bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi ùng ục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện kinh nghiệm xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng hòa quyện từ lá dong hoặc lá chuối, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đỗ xanh, vị ngậy béo của nhân thịt heo trong chiếc bánh chưng – hương vị Tết không thể sai vào đâu được. Dẫu vậy vẫn nhiều người không rõ hương vị Tết này phải gọi là bánh chưng hay bánh trưng.

Ý nghĩa bánh chưngBánh chưng mang ý nghĩa rất truyền thống ở Việt Nam

>> Xem thêm: 10Kg gạo nếp để gói bánh chưng thì phải thêm bao nhiêu muối?

Vậy bánh chưng hay bánh trưng mới đúng chính tả

Các ban tổ chức chuyên nghiệp cho một số lễ hội đầu năm cũng hay mắc lỗi chính tả không biết bánh chưng hay bánh trưng khi in phông sân khấu, băng rôn. Vào năm 2010, thay vì viết đúng chính tả “Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy”, Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng đã cho căng một tấm biển rất to với dòng chữ “bánh trưng, bánh giày”.

Điều này thật khó hiểu vì vẫn có nhiều người mắc lỗi chính tả khi không biết bánh chưng hay bánh trưng mới đúng, khi mà truyện “Bánh chưng, bánh giầy” hầu như không có người Việt nào là không biết. Truyện còn được ghi chép một cách chính thức trong sách Lĩnh Nam chích quái, tương truyền do Trần Thế Pháp sưu tập ghi lại từ thế kỷ XIV (Nguồn: Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của Lê Hữu Mục, Khai Trí, 1961).

Từ “chưng” (烝) ở đây là một từ Hán-Việt vốn có nghĩa gốc là hơi nóng hoặc hơi nước bốc lên. Chữ chưng này là một chữ tượng hình, mô tả hình ảnh người dân khi nấu bánh, người ta đã dùng phép hội ý để ghi lại.

Trước tiên, yếu tố bên dưới là lửa = Hỏa, rồi mới đến một gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi = Kim, bên trên là nước = Thủy và cuối cùng, phía trên cùng là một gạch ngang nữa tượng trưng cho nắp đậy.

Vậy bánh chưng hay bánh trưng mới đúng chính tảLàm rõ bánh chưng hay bánh trưng bằng cách phân tích cụ thể từ ngữ

Kể từ khi đó, chưng còn có nghĩa là đun, hấp món ăn cho chín bằng nước hoặc hơi nước, hoặc đôi khi có thể hiểu là đun, hấp nhẹ làm nước bay hơi, để cô hỗn hợp cho đặc lại.

Chắc mọi người không biết, ở Trung Quốc cũng có loại bánh có cách nấu tương tự như bánh chưng gọi là chưng bính (蒸餅, tức là bánh chưng) là bánh từ bột gạo được hấp lên, là bánh bình thường, chả dùng vào dịp gì cả và người ta cũng chỉ hiểu chưng = hấp.

Trong các cuốn từ điển Tiếng Việt hiện đại cũng chỉ ghi nhận các định nghĩa của từ bánh chưng – bánh giầy, chứ không ghi nhận bánh trưng, bánh dày, bánh dầy, hay bánh giày…

Tuy nhiên, gặp tình trạng tương tự bánh trưng, có nhiều người vẫn viết sai chính tả từ bánh giầy thành bánh dầy hay thậm chí bánh dày/giày.

Trong một cuộc trả lời chính thức, nhà ngôn ngữ học – Nhà giáo ưu tú của ngành ngữ văn Việt Nam, Trần Chút đã nói: “Bánh giầy” là từ biến âm của tiếng Việt cổ – từ “bánh chì” ngày xưa (từ xưa “ch”, sau này mới biến thành “gi”, xưa là âm “i” thì sau này cũng biến đổi thành “ây”, ví dụ như: chường Ý giường, bên ni Ý bên này). Vì thế, viết “bánh giầy” mới là chính xác.

Cũng không quên nói tới là tiếng Việt ta phát âm “d” và “gi” không khác nhau mấy nên một số người vẫn nhầm lẫn “dầy” tức là dày, mỏng nên mới viết là “bánh dầy”. Tuy nhiên, theo quy tắc chính tả tiếng Việt ở thời điểm hiện tại, vẫn khẳng định là viết “bánh giầy” là chuẩn xác nhất.

Vậy bánh chưng hay bánh trưng mới đúng chính tảCó nhiều khẳng định trong từ điển ngôn ngữ về bánh chưng và bánh giầy

Nguyên tổ trưởng tổ bộ môn Ngôn ngữ, thuộc khoa Ngữ văn – Báo chí của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM , nguyên phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân cũng đã khẳng định: “Dùng từ “bánh giầy” là đúng như hướng dẫn trong từ điển tiếng Việt”.

Theo Từ điển tiếng Việt tường giải – liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn Hóa – Thông Tin, thì bánh giầy nghĩa là: bánh làm bằng xôi được người làm dùng chày giã sao cho thật mịn.

Nếu bạn cần một minh chứng nữa thì trong từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm, Nhà xuất bản Thanh Hóa cũng đã nêu tương tự: “Bánh giầy: bánh làm bằng xôi giã thật mịn, sau đó nặn thành hình tròn nhưng dẹt, có địa phương bổ sung thêm nhân đậu xanh”.

Tác giả Nguyễn Như Ý, Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin trong Đại từ điển tiếng Việt cũng giải thích: “Bánh giầy là có hình tròn, hơi khum khum, màu trắng đục, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả…”.

Nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – GS.TS Nguyễn Đức Tồn cũng cho biết, chỉ duy nhất cách viết “bánh chưng”, “bánh giầy” là đúng, không thể có thêm biến thể hay cách viết tương tự.

Vậy bánh chưng hay bánh trưng mới đúng chính tảBánh chưng và bánh giầy là cách viết duy nhất, không có cách viết tương tự

Lời kết

Như thế, trả lời cho vấn đề bánh chưng hay bánh trưng mới đúng thì tên gọi bánh chưng là đã có từ lâu trong ngôn ngữ Việt Nam từ xưa, và loại bánh truyền thống này, qua bao đời vẫn tồn tại trên bàn thờ người Việt ngày Tết, là một loại bánh hoàn toàn thuần Việt, do tổ tiên người Việt tạo ra và gọi rõ ràng là bánh chưng, hoàn toàn không mượn âm đọc từ chữ Hán là trưng như một số người vẫn nhầm tưởng.