Trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết để có nhiều tài lộc 2023

Ông Địa hay được mọi người gọi là Thổ Công là một trong hai vị thần luôn được người dân thờ cúng trong nhà vì mong muốn tốt đẹp. Bạn đã trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết để đem lại cho gia đình nhiều tài lộc chưa? Ông Địa là ai và ông Địa khác gì với ông thần tài, hãy đọc trong bài viết sau đây của Nut Corner.

Ông Địa là ai?

Ông Địa hay còn được mọi người gọi là Thổ Công, là một vị thần trông coi những mảnh đất mà ông được con người thờ cúng vì vậy trong dân gian mới được lưu truyền câu nói “ Đất có thổ công, sông có hà bá “.

Trong mỗi gia đình đều sẽ có một vị thổ công trông coi nhà cửa và đất đai, việc thờ cúng thổ công trong mỗi gia đình đã là việc xuất phát từ thời xa xưa vì người dân thường tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp, như vậy mới có thể tạo ra áo cơm và có được cuộc sống yên bình.

Nhưng hơn hết, muốn giữ được đất đai thì gia đình phải có một vị thần giúp canh giữ những mảnh đất này và thế là từ đó những nhà làm nông nghiệp bắt đầu thờ cúng thổ công.

Ông Địa là gì?
Ông địa một vị thần trông coi những mảnh đất

Trong xã hội ngày này, tùy vào sức ảnh hưởng của nền văn hóa mà ông Địa có thể xuất hiện dưới nhiều hình dáng và được miêu tả khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hình ảnh vị thần với chiếc bụng to, vẻ mặt hiền lành miệng cười vui vẻ khoái chí và có lúc thì thổ địa cũng xuất hiện với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc phơ, mặc chiếc áo dài và đội mũ mỏ quạ. Trong Phật giáo ông Địa cũng là một vị rất được coi trọng và rất nhiều người Phật tử cũng siêng năng thờ cúng vị thần này.

Ông Địa khác gì so với vị Thần Tài?

Mặc dù thường sẽ xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ trong gia đình hay các hình ảnh, tuy nhiên ông thần tài và ông địa vẫn có những khả năng khác nhau nhưng đồng thời cũng có liên quan với nhau là “Đất thường sinh ra ngọc tốt, Vàng cũng là từ đất mà sinh ra” ý chỉ việc ông thần tài và ông địa có sự liên quan mật thiết đến cuộc sống và ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.

Sự khác nhau giữa ông thần tài và ông địa cũng rất dễ để nhận ra, ông thần tài chính là vị thần giúp trông coi và đem lại nhiều tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho cả gia đình, ông thường xuất hiện với hình ảnh của một ông già râu trắng bạc phơ, tay cầm vàng thỏi và có nụ cười hiền hậu.

Ông Địa khác gì sơ với Thần Tài
Ông địa và thần Tài thường được mọi người thờ chung

Ông địa lại thường xuất hiện với hình ảnh là một ông lão với chiếc bụng to, tay thì cầm quạt mo, ông sẽ giúp người dân canh giữ đất đai, ruộng vườn và nhà cửa.

Phong tục trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết

Ông Địa ông Thần Tài được biết đến như một tín ngưỡng không thể thiếu đặc biệt với những người kinh doanh, buôn bán. Phong tục thờ cúng ông Thần Tài, Thổ Địa được thực hiện vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hoặc mùng 10 hằng tháng.

Sự tích xa xưa về tục thờ ông Địa, Thần Tài

Văn hóa, phong tục Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, do đó có tục thờ ông Địa, ông Thần Tài cũng một phần chịu ảnh hưởng. Ở nước ta, tụ thờ thần tài bắt đầu từ khoảng thời gian đầu thế kỉ XX.

Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn người Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo thì tình cờ gặp Thủy Thần, Thủy Thần cho một người gia ân theo người này để phụ giúp, tên Như Nguyện. Từ ngày có Như Nguyện công việc của Âu Minh thuận lợi suôn sẻ hẳn. Rồi một ngày nọ, vì chút cãi vã, Âu Minh đã đánh Như Nguyện, vì quá sợ hãi, Nguyện đã chui vào đống rác và biến mất, từ ngày Nguyện không còn bên cạnh nữa, Âu Minh làm ăn thua lỗ, nghèo xác xơ.

Sự tích về ông Địa, ông Thần Tài
Sự tích về ông Địa đã có từ xưa

Từ đó, người ta coi Như Nguyện như là vị Thần của Tài lộc, sung túc và lập bàn thờ ở một góc nhà. Hơn nữa, người ta truyền nhau rằng tết không được quét nhà vì sợ mất thần tài trong đống rác.

Không chỉ dừng lại ở sự tích Âu Minh – Như Nguyện, còn có một quan niệm khác về tục thờ ông Địa, Thần Tài. Ngày xa xưa có quan niệm thổ Địa như là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất. Thần đất giúp cai quản đất đai, phù hộ con người và cả gia đình sung túc. Ngày xưa, khi Việt Nam còn thời hoang sơ, người Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và nảy sinh ý niệm thờ thần linh từ đó với mong muốn tốt đẹp rằng cuộc sống an lành trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Thần Đất là vị thần bảo hộ cho cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp, đất đai.

Ở một điển tích khác, Thần Tài nguyên còn là Bố Đại La Hán, còn được gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (còn gọi là một trong thập bát La Hán). Ông là người mang một túi vải to trên lưng và chuyên bắt rắn rồi nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Bố Đại La Hán đầu thai tại nước Lương đã lấy tên là Phó Đại Sĩ, tính vui vẻ, ăn mặc thì xốc xếch, mang cái túi vải to, phân phát những thứ được cho cho trẻ em. Túi của Tượng Thần Tài to, hai tay đưa thẳng lên trời với nụ cười tươi thoải mái đại diện cho sự may mắn, thành công.

Sự tích về ông Địa, ông Thần Tài
Tượng thần luôn được thể hiện nụ cười thoải mái

Thần Tài mang ý nghĩa may mắn, sung túc nhưng không ai thờ riêng mà thường thờ chung cả 2 vị thần. Cuộc sống làm ăn có khá hơn cũng phải nhờ hai vị thần giữ đất đai cội nguồn.

Trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết gồm những vật gì?

Theo quan niệm dân gian, thần Tài sẽ mang đến tài lộc, công danh cho gia đình. Bàn thờ thần Tài sẽ được đặt ở góc nhà chứ không lập cùng Thổ Công hay tổ tiên. Để thần linh thiêng và phù hộ, gia chủ cần phải thường xuyên lau dọn và giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ. Để trang trí cho bàn thờ thần Tài ngày Tết, bạn cần chọn những chiếc khảm nhỏ, sơn thếp vàng tinh tế. Bên trong đặt bài vị thần Tài viết chữ bằng mực nhũ kim, lăng hương và đồ cúng.

Bàn thờ thần Tài đặt ở góc nhà nhưng phải luôn giữ sạch sẽ

Có nên thờ 2 ông Địa và Thần Tài khi trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết

Thần Tài thường được chia thành võ thần Tài và văn thần Tài. Theo quan niệm từ xa xưa truyền lại, đây là vị thần chuyên quản lý tiền tài, vàng bạc.

Văn thần tài hay còn được biết đến với cái tên là Tam Đa tinh quân. Đây chính là Phúc Lộc Thọ thân quen trong các câu chuyện dân gian. Đặt cả 3 vị thần này cùng nhau thì gia đình sẽ luôn hạnh phúc, an vui và tài lộc dồi dào.

Có nên thờ hai ông Địa và Thần Tài
Thần Tài thường được chia thành võ thần Tài và văn thần Tài

Võ thần Tài lại gồm Triệu Công Minh, Quan Công. Theo quan niệm dân gian họ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi hơn, hàng ma phục yêu và trừ tà hộ thân. Theo phong thủy, thờ võ thần Tài thường đặt ở phương tài vị, theo hướng ra cửa.

Lựa chọn bàn thờ trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết

Tùy vào diện tích thờ và nhu cầu của gia chủ mà bàn thờ thần Tài có nhiều kích cỡ đa dạng to nhỏ khác nhau. Bạn nên lựa chọn những mẫu bàn thờ phù hợp với điều kiện tài chính bởi không hẳn bàn thờ đắt tiền thì sẽ hút nhiều tài vận hơn. Bàn thờ phải đặt vững chắc, phía trong bao gồm bài vị, câu đối tài lộc.

Tiếp theo chọn tượng thờ, hình thờ đẹp, tăng vượng khí thần Tài và ông Địa bằng sứ có kích thước tương thích với bàn thờ. Không nên tham lam chọn tượng kích cỡ quá lớn vì điều này chỉ làm không gian thờ cúng trở nên chật chội và chỉ mất thẩm mỹ hơn thôi. Và cuối cùng gia chủ đừng quên mua bát nhang quá nhỏ và chén đựng nước, gạo, muối nhé.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết

Theo các chuyên gia, bàn thờ Thần Tài nên được đặt ở dưới đất là tốt nhất. Điều này trước hết là để phân biệt không gian thờ cúng tổ tiên và không gian thờ cúng vị thần tài. Không gian thờ cúng tổ tiên luôn phải được đặt ở trên cao, và cao hơn các đồ nội thất khác trong nhà.

Vị trí đặt bàn thờ
Bàn thờ Thần Tài nên được đặt ở dưới đất

Lí do khác là theo thuyết Thiên – Địa – Nhân thì Thần Tài được nở ra ở dưới đất và theo sự tích Thần Tài đã nêu trên, thì Thần Tài bị đuổi và nấp vào góc nhà. Với những ý nghĩa đó, bàn thờ Thần Tài ngày nay sẽ được đặt ở các góc nhà, hay gầm cầu thang mà không cần phải có một hướng cụ thể nào.

Tuy đặt dưới đất nhưng gia chủ cần phải chú ý lau dọn bàn thờ sạch sẽ và gọn gàng, bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước nấu lá bưởi hoặc nước pha với rượu.

Còn theo quan niệm dân gian, bàn thờ Thần Tài phải đặt quay mặt hướng ra cửa bởi theo như phong thủy, bàn thờ phải tuân thủ hai nguyên tắc đó là đặt ở vị trí có thể quan sát tất cả các khách khứa ra vào và được đặt ở hướng đón tài lộc vào nhà.

Cách trang trí bàn thờ ông Địa phổ biến ngày Tết

Bài vị Thần Tài sẽ thường được lựa chọn có khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hay là câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” để trang trí cho bàn thờ ngày Tết thêm nhiều tài lộc.

Tượng Thần Tài – Thổ Địa: được đặt theo hai bên của bộ bàn thờ đó, nhìn từ bên ngoài vào, đặt ông Thần Tài bên trái và ông Thổ Địa sẽ nằm bên phải.

Một số gia đình đặt tượng ba ông theo thứ tự từ trái qua phải sẽ là Thần Phát – Thần Tài – Thổ Địa.

3 hũ đựng gạo, muối, nước cần được đặt chính giữa bàn thờ và đặc biệt chỉ được thay mới vào dịp cuối năm.

Bát hương (nhang) phải được đặt chính giữa bàn thờ và làm bằng chất liệu gốm sứ dễ dàng cho việc vệ sinh, giúp tăng tính sang trọng, linh thiêng cho bàn thờ. Khi lau dọn cần tránh sử dụng khăn ướt (mệnh Thủy) để lau bàn thờ (mệnh Hỏa) vì Thủy khắc Hỏa và bạn tránh xê dịch bát hương làm ảnh hưởng đến sự may mắn, tài lộc.

Cách trang trí bàn thờ ông Địa
Bát hương phải được đặt cẩn thận chính giữa bàn thờ

Lọ hoa và mâm ngũ quả cần được sắp xếp theo thứ tự lọ hoa đặt bên phải, mâm ngũ quả đặt bên trái. Loại hoa thường được sử dụng để cúng Thần Tài gồm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,…Mâm ngũ quả sẽ sử dụng năm loại trái khác nhau như lê, bưởi, nải chuối xanh hay quả phật thủ,…tùy mỗi vùng miền và được đặt ở dưới đất, chính giữa và sát vào với khám thờ Thần Tài – Thổ Địa nếu bàn thờ quá chật.

Kỷ thờ gồm 5 chén: bỏ khay, lấy 5 chén nước xếp thành hình chữ thập nhằm tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.

Cóc ba chân: được đặt bên trái, bên cạnh mâm ngũ quả để mang lại may mắn, thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Khi đặt tượng cóc cần phải quay hướng ra ngoài vào buổi sáng, quay hướng vào trong nếu buổi tối.

Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên sẽ thường được đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ, có ý nghĩa như giữ tiền bạc không bị trôi đi.

Ngoài ra, một số gia đình khi trang trí bàn thờ Thần Tài còn sử dụng thêm 1 dĩa tỏi bao gồm 5 củ tươi nguyên hoặc một bó tỏi đẹp mắt để nhằm bài trừ nguồn năng lượng xấu và giúp đường tài vận được hanh thông.

Bàn thờ Thần Tài phải đặt hướng ra cửa lớn

Khi đặt bàn thờ Thần Tài phải quay về hướng đối diện cửa chính. Ngày nay trong các căn nhà phố thường có diện tích chật hẹp vì vậy người ta thường thờ Quan Đế và thổ công thần Tài ở cùng một vị trí. Tuy nhiên để tránh cảm giác bất tiện bạn có thể kết hợp cùng  tủ kệ thờ thiết kế tinh xảo, đặt thêm chậu cây cảnh nhỏ xinh để không gây nhiều chú ý.

Hướng bàn thờ ông Địa
Khi đặt bàn thờ Thần Tài phải quay về hướng đối diện cửa chính

Không thờ ông Địa ghép chung với tượng Quan Âm

Quan Âm là vị tượng trưng cho lòng từ bi không sát sinh. Trong khi đó các vị Quan Đế là anh hùng diệt trừ ta ma hung ác, lập chiến công từ máu và lửa. Vì vậy dù bàn thờ ngày Tết có những gì cũng nhất định không được bài trí chung những bức tượng này với nhau.

Lễ vật cúng trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết

Vào ngày thường cúng thần Tài rất đơn giản, chỉ gồm có hoa quả và trầu cau. Ngoài ra, hàng ngày vào các buổi chiều, gia chủ cũng đừng quên thắp nhang khấn vái thần Tài. Tùy vào vùng miền và theo văn hóa mà đồ cúng thần Tài gồm những món khác nhau nhưng lễ vật không thể thiếu chính là hũ nhỏ đựng gạo – muối – nước.

Trang trí bàn thờ thần Tài ngày Tết là một trong những việc bạn nên làm khi năm mới đến. Gia chủ nên lưu ý bàn thờ những ngày lễ không thể thiếu 2 cây đèn cầy ánh sáng mờ vừa phải và hoa. Nếu không có đèn có thể thay bằng nến thơm dạng hình hoa sen, hương dễ chịu. Hai lọ hoa gồm một lọ đựng hoa tươi, còn lọ kia để đựng cây vàng, cây bạc.

Gia chủ có thể chọn nhiều loại hoa để trang trí cho một bàn thờ đơn giản. Tuy nhiên nên tránh chọn hoa ly vì ý nghĩa ly biệt của nó. Cũng không nên dùng hoa giả để thờ cúng, vì dễ điều này phật lòng thần thánh nhé.

Tránh chọn hoa ly để thờ

Bàn thờ ngày Tết có những gì?

Vào ngày lễ Tết bạn nên chú ý hơn về việc trang trí bàn thờ ông địa ngày tết.

Điều đầu tiên là đừng quên chuẩn bị 3 chén rượu, 3 chén nước nhé. Tiếp đó gia chủ nên chọn loại vòng hương thơm, an toàn để đốt có thể liên tục trong các ngày này. Nếu như bạn muốn dùng hoa mai và hoa đào để dâng thì cần phải lưu ý việc mua hoa để thờ chứ không phải trang trí.

Nhiều gia đình Việt còn có tục đặt lên bàn thờ hai cây mía. Theo quan niệm dân gian nó là tượng trưng cho bậc thang để cúng đón tổ tiên về ngự trên bàn thờ gia đình.

Ngoài những nguyên tắc kể trên thì khi chưng bàn thờ ngày Tết còn cần những gì? Gia chủ đừng quên thứ không thể thiếu chính nữa là mâm cơm thờ gia tiên. Nó có những quy định bắt buộc mà gia chủ cần phải tuân theo.

Mâm cơm phải có món gà luộc và xôi. Bạn có thể sử dụng xôi gấc hoặc thay bằng xôi trắng. Thêm vào đó là chuẩn bị một bát miến, một món mặn. Và cũng đừng quên bày thêm bánh chưng, bánh tét nhé.

Để chuẩn bị việc trang trí bàn thờ ông địa ngày tết bạn có thể tham khảo các loại đồ thờ cúng đa dạng mẫu mã tại chợ. 

Lời kết

Sau khi đã hiểu rõ về các vị thần canh chừng mảnh đất của gia đình, cũng như danh sách những đồ vật cần thiết và cách bày biện, bạn chắc chắn có thể bắt tay vào trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết đúng chuẩn nhất. Hãy lưu lại để làm theo nhé.