Tôn sư trọng đạo là gì? 4+ biểu hiện tôn sư trọng đạo.

Người Việt Nam là một dân tộc với bề dày văn hóa to lớn cùng với đó là những truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Những truyền thống tốt đẹp được các thế hệ đi trước để lại như một bài học nhắc nhở con cháu sau này sống sao cho phải đạo cho đẹp đời. Những truyền thống tốt đẹp như uống nước nhớ nguồn, sự đoàn kết, lòng yêu thương, sự hiếu học,… và đặc biệt là truyền thống tôn sự trọng đạo. 

Tôn sự trọng đạo là một trong những nét đẹp to lớn trong văn hoá của người dân nước Nam từ xa xưa. Vậy thì tôn sư trọng đạo là gì và những biểu hiện cụ thể của truyền thống này trong đời sống của người dân ra sao? Hãy cùng Nut Corner làm rõ truyền thống này thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Có thể bạn cần: 99+ Bộ Quà Tết 2024 – Combo Hộp Quà Tết đẹp nhất thị trường

Tôn sư trọng đạo là gì?

Người dân Việt Nam mang ảnh hưởng rất lớn về Nho giáo, và Nho giáo là một chuẩn định về con người, về cách hành xử giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn. Tôn sự trọng đạo có nguồn gốc từ Nho giáo, là truyền thống nhắc nhở chúng ta phải biết tôn trọng thầy cô và những đạo lý được dạy. Tôn sư có nghĩa là tôn trọng là biết ơn những người thầy người cô đã và đang chèo lái con đò tri thức.

Trọng đạo là coi trọng, ghi nhớ và làm theo những đạo lí những bài học đã được giảng dạy vào những mục đích tốt đẹp. Việc tôn sư trọng đạo sẽ giúp mối quan hệ thầy trò trở nên tốt đẹp hơn từ đó làm cho xã hội ngày càng văn minh, tiến lên.

Tôn sư trọng đạo là gì
Tôn sư trọng đạo là gì

Sở dĩ như vậy vì Nho giáo rất đề cao việc học, việc dạy dỗ nên theo đó, người thầy là đại diện của một cái gì rất thiêng liêng và cao quý. Từ đó đạo thầy trò là một trong những mối quan hệ đạo đức quan trọng và đáng được tôn kính trong đời sống của nhân dân trong xã hội phong kiến. Ông cha ta đã dần tiếp thu tư tưởng này một cách sáng suốt bỏ đi những hình thức rườm rà và chỉ chú trọng đến sự coi trọng trí thức và lòng biết ơn đến những người thiện tri thức. 

Từ đó, tôn sự trọng đạo trở thành một truyền thống tốt đẹp, một nét văn hoá đặc sắc và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nhờ vào việc coi trọng việc học, xây dựng đạo đức, tôn trọng người thành mà người dân Việt đã làm nên một nền văn hiến rực rỡ sau này.

Thời đại nào, từ cổ chí kim cho đến nay vẫn không ngừng xuất hiện những tài năng kiệt xuất trong học tập, những con người vượt lên trên số phận để có một tri thức cống hiến cho đất nước. Có những người thầy dù đã mất vẫn để lại tiếng thơm muôn đời với cốt cách tinh thần tuyệt vời. Có cả những người học trò không quản ngày đêm miệt mài kiến thức để hy vọng làm đất nước ngày càng giàu đẹp.

Vì vậy phải nói rằng truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống giúp người dân và đất nước ngày càng phát triển, vững mạnh và giàu đẹp. Là một người dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu đỏ da vàng thì phải biết giữ gìn những truyền thống tốt đẹp như tôn sư trọng đạo. 

>> Tham khảo thêm: Quà tết cho thầy cô ý nghĩa.

Những biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Những biểu hiện của tôn sư trọng đạo
Những biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta và được người dân gìn giữ qua bao thế hệ. Có rất nhiều phương diện để thể hiện người dân Việt Nam luôn duy trì và làm theo truyền thống tốt đẹp này. Các phương diện này được thể hiện từ vị trí cao nhất là Đảng và nhà nước cho đến những người dân và những người học trò. Những biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo như sau: 

Những chính sách của nhà nước đối với nền giáo dục nước nhà

Đầu tiên là thể hiện ở mặt nhà nước bằng các chính sách mà nhà nước đã ban hành đối với giáo dục và giáo viên. Những chính sách này để thể hiện rõ ràng và trực tiếp nhất về việc tôn trọng ngành giáo dục cũng như những người thầy người cô.

Có rất nhiều chính sách cho giáo dục như việc cải thiện chất lượng giáo dục chuyên môn, cải thiện cơ sở vật chất của từng trường học, hỗ trợ các học sinh nghèo, cấp học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó,…. Không những thế nhà nước còn nâng cao trình độ giáo viên để đảm bảo nguồn chất lượng giảng dạy sau này.

Bên cạnh đó Đảng và nhà nước ta đã cho phép tổ chức những cuộc thi tìm kiếm tài năng để cổ vũ sự cố gắng và sáng tạo. Một vào cuộc thi phải kể đến như: đường lên đỉnh Olympia, siêu trí tuệ, các giải sáng tạo thanh thiếu niên và các cuộc thi học sinh giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia. Ngoài ra, nhà nước còn có các chính sách ưu tiên cho giáo viên như tăng lương, hỗ trợ lương hưu cho các cán bộ giáo viên.

  Như vậy đã cho thấy Nhà nước CHDCND Việt Nam đã và đang hết lòng duy trì và phát triển truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. 

Sự quan tâm của xã hội đối với giáo viên

Xã hội cũng rất quan tâm đến sự phát triển và chất lượng của nền giáo dục nước nhà. Mọi người đều có thái độ kính trọng, tôn trọng những người thầy người cô. Mặt khác, có những mạnh thường quân không những tài trợ, cấp học bổng cho những học sinh giỏi. Không những thế còn có những quỹ giúp giáo viên vượt khó, đặc biệt là đối với những giáo viên phải làm việc ở vùng sâu vùng xa.

Tôn sư trọng đạo còn thể hiện rất rõ qua ngày 20 tháng 11, là ngày nhà giáo Việt Nam. Vào ngày này, cả nước sẽ được nghỉ làm và cùng cảm ơn đến những công lao và hy sinh của quý thầy cô cho nên giáo dục. 

Cách phát huy và giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được người dân duy trì và phát huy mỗi ngày. Vào các ngày lễ các bạn học sinh sẽ tặng đến quý thầy cô những món quà như thay lời tri ân. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học hành và phát triển của con em mình. Phụ huynh cũng đã nhắc nhở chỉ bảo cho các em phải biết tôn trọng thầy cô, yêu quý bạn bè và phải học tập thật tốt.

Đồng thời cũng có những buổi chia sẻ với thầy cô về việc học của con, từ đó giúp tình cảm thầy trò gắn chặt hơn, thâm tình hơn. Người dân Việt Nam từ nhỏ cho đến lớn đều tôn trọng và làm theo truyền thống tốt đẹp này của dân tộc. 

Học trò luôn kính mến thầy cô

Học trò luôn kính mến thầy cô
Học trò luôn kính mến thầy cô

Sự kính mến của học sinh đối với thầy cô là một biểu hiện rõ ràng nhất trong việc làm theo truyền thống tôn sư trọng đạo. Dù ở cấp học nào từ mầm non cho đến đại học hay cao học, tiến sĩ thì lời nói của người giáo viên cũng đóng góp rất lớn trong việc hình thành kiến thức và nhân phẩm của một con người. Những người thầy người cô như là người cha người mẹ thứ hai của các em học sinh, nơi mà các em có thể học hỏi và tâm sự.

Từ đó, học sinh sẽ ngoan ngoãn, học giỏi, biết nghe, vâng lời,….. làm cho mối quan hệ này càng tốt đẹp hơn. Ngoài ra học sinh còn có thể thể hiện tình cảm, lòng biết ơn bằng món quà hay những nhành hoa vào ngày 20-11. Nhờ vậy mà tôn sư trọng đạo trở thành truyền thống tốt đẹp và được lưu giữ ngàn đời.

Truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay

Truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay
Truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay

Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống mang tính nhân văn rất lớn. Truyền thống này đã được cha ông ta tạo dựng từ bao đời và duy trì phát triển qua nhiều thế hệ người Việt. Dù qua bao nhiêu lâu đi nữa thì truyền thống này vẫn mãi được duy trì và tôn trọng. Vậy thì có gì khác nhau giữa tôn sư trọng đạo của người xưa và người hiện nay? 

Nhân cách người thầy là điều không thể thay thế

Dù bước vào thời đại công nghệ 4.0 thì người thầy vẫn giữ một vai trò quan trọng trong xã hội. Hình tượng người thầy vẫn luôn là một ngọn đuốc lớn sáng soi từng thế hệ học sinh. Mặc dù những phương tiện kỹ thuật có tối tân, hiện đại đến mức nào cũng không thể thay thế một người thầy. Những phương tiện kia chỉ là một trong những cách phụ trợ cho người thầy giảng giải được tốt và dễ hiểu hơn. 

Cốt cách của một người thầy vẫn phải là một sự chuẩn mực trong xã hội. Vì người thầy có một vào trò cực kỳ quan trọng, là người định hình và phát triển nhân phẩm của học sinh. Thầy cũng là người thổi bùng sự sáng tạo, trí tuệ, niềm ham học, sáng tạo từ những bạn học sinh.

Đồng thời cũng như một người bạn đồng hành, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. Một người thầy có nhân cách tốt chắc chắn sẽ có những cô cậu học trò nhân hậu, giàu lòng nhân ái và cố gắng. Dù xưa hay nay thì nhân cách của người thầy vẫn là bất diệt vẫn là một điều không thể thiếu cho ngành giáo dục và việc duy trì truyền thống tôn sư trọng đạo.

Tôn trọng người thầy phải đi đôi với việc coi trọng việc học

Việc tôn trọng người thầy là điều bắt buộc và nên làm, đặc biệt đối với giai đoạn thời xưa. Tôn sư trọng đạo theo Nho giáo được chi phối bởi những khuôn phép, đảm bảo việc phân định thầy ra thầy và trò ra tròn. Người thầy được xem là một tượng đài to lớn để các học sinh noi theo, vì vậy cốt cách phải tuân theo những “ khuôn vàng thước ngọc”. Tầm quan trọng của người thầy rất lớn thông qua vị trí mà người xưa luôn nói:” Vua- Sư- Phụ, từ đó cho thấy người thầy chỉ xếp sau Vua. 

Người trò phải biết học theo những cái tốt, cốt cách của người thầy, phải kính trọng lễ bái người thầy. Tuy ngày nay, khoảng cách thầy trò đã kéo gần lại những việc tuân theo sự lễ phải, phải tô trọng, cúi chào thầy cô vẫn được áp dụng trong giáo dục.

Và dù xưa hay nay thì việc tôn trọng thầy cô vẫn phải đi kèm với việc coi trọng việc học, học không ngừng nghỉ và cố gắng đến cùng. Không được xem nhẹ việc học, phải trang bị đủ tri thức thì mới có thể đóng góp công sức cho gia đình xã hội. Đây cũng là một cách để thể hiện sự tôn sư trọng đạo của một con người. 

 Những câu ca dao tục ngữ hay về tôn sư trọng đạo 

 Những câu ca dao tục ngữ hay về tôn sư trọng đạo 
Những câu ca dao tục ngữ hay về tôn sư trọng đạo

Một trong những bằng chứng lớn nhất về việc người dân Việt Nam rất chú trọng truyền thống tôn sư trọng đạo đã là nhờ các câu ca dao tục ngữ. Và kho tàng ca dao tục nói về việc tôn trọng thầy cô của người Việt thì rất lớn, rất nhiều. Một số câu tục ngữ ý nghĩa như: 

  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
  • Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
  • Người không học như ngọc không mài
  • Trọng thầy mới được làm thầy
  • Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
  • Nhất quý nhì sư
  • Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

Một số câu ca dao tục ngữ hay về tôn sư trọng đạo: 

  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

  • Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

  • Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

  • Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

  • Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay

  • Bẻ lau làm viết chép văn

Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

  • Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức

Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương

  • Ai người đánh thức đêm trường mộng

Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang

Ai thắp lửa bồ đề tỏa sáng

Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian

  • Dạy con từ thuở tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho “cách vật trí tri”

Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

Trên đây là những câu ca dao tục ngữ ý nghĩ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân Việt Nam. Ngoài ra còn có vô vàng những câu khác rất ý nghĩa và là những bài học, lời răn dạy mà cha ông ta để lại. 

Tôn sự trọng đạo là truyền thống nhân văn và tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Là một người dân Việt Nam, bạn phải duy trì, tôn trọng và phát triển không ngừng truyền thống tốt đẹp này.

Bạn cần làm từ những điều đơn giản nhất như tôn trọng thầy cô và cố gắng học tập. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tôn sư trọng đạo là gì? từ đó bạn sẽ biết tôn trọng giáo dục và khuyên nhủ mọi người cùng duy trì truyền thống này. Hãy cùng chung tay giúp nên văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển chứ không phải dần bị mai một.