Tết hàn thực ăn gì? Nên làm gì và kiêng gì thì tốt?

02-10-2021
Cập nhật: 13-09-2024

Tết hàn thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, người ta ăn tết hàn thực để nhớ về cội nguồn cũng như tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Đây là dịp để các gia đình cùng sum vầy, đoàn tụ làm các món ăn và cùng thưởng thức. Vậy bạn đã biết tết hàn thực ăn gì và nên kiêng kị gì chưa? Hãy cùng Nut Corner khám phá các món ăn ngày tết hàn thực trong bài viết này nhé!

Các món ăn ngày tết hàn thực ở Việt Nam

Ngoài cái tên Tết Hàn Thực người Việt còn gọi dịp lễ này là Tết bánh trôi bánh chay. Từ tên gọi dân dã này có thể đoán được tết hàn thực ăn gì rồi đúng không? Món ăn đặc trưng và phổ biến nhất dành cho ngày này là bánh trôi và bánh chay. Tùy từng vùng mà người ta sẽ nấu xôi chè, làm bánh quả nhót hoặc là làm bánh xuân thái. Điểm chung của món ăn tết hàn thực là làm bột gạo nếp thơm. 

Bánh trôi

Nhắc đến “tết hàn thực ăn gì” có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến bánh trôi. Đây là món bánh đặc trưng luôn có mặt trong các mâm cúng Tết Hàn thực. Cần lựa chọn nguyên liệu thật cẩn thận để làm bánh trôi, phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, đường phên Dương Liễu, Cát Quê. Gạo sẽ được đem đi xay thành bột mịn và pha theo đúng tỷ lệ 8 nếp : 2 tẻ hoặc là 9 nếp : 1 tẻ. Pha bột phải thật tỉ mỉ và chính xác để bánh không quá khô, dễ bị vỡ khi vo viên hoặc quá ướt dẫn đến tạo hình không được tròn đẹp.

Bánh Trôi
Bánh Trôi

Cho đường vào bột rồi vo lại thành những viên tròn nhỏ vừa miệng sau đó sẽ đun trong nước sôi đến độ “ba chìm bảy nổi” là được. Giờ chỉ cần vớt ra đĩa và rắc thêm vừng trắng rang thơm nữa thôi. Ngoài bánh trôi trắng truyền thống có thể kết hợp với lá dứa, gấc, hoa đậu biếc… để tạo món bánh trôi đủ màu sắc bắt mắt và thơm ngon hơn.

Bánh quả nhót

Trong ngày Tết hàn thực một số nơi ở miền Bắc sẽ chuẩn bị món bánh quả nhót. Loại bánh này cũng được làm từ bột gạo nếp, nấu với nước mật cùng chút gừng. Điểm khác biệt là bánh quả nhót không có nhân như bánh trôi và bánh chay. Do sau khi vo viên bánh này có giống hình quả nhót nên mới có cái tên này. Bánh quả nhót có vị ngọt thơm và ấm nóng. Nếu chưa biết “Tết Hàn thực ăn gì không cầu kỳ thì hãy thử làm món bánh quả nhót nhé!

Bánh quả nhót
Bánh quả nhót

Bánh chay

Bánh chay thường đi thành đôi với bánh trôi hoặc tách riêng điều được. Loại bánh này cũng được làm từ loại bột nếp tương tự như bánh trôi. Khác nhau ở điểm viên bánh chay lớn hơn, nhân là đậu xanh nấu chín trộn với đường cát và dừa nạo.

Có thể biến tấu nhân bánh với bí đỏ, đậu đỏ hoặc vừng đen sên với đường để hương vị đa dạng và mới mẻ hơn. Vỏ bánh được làm bằng cách cho bột nếp vào tô to rồi thêm từng chút nước ấm vào trộn thật đều cho đến khi thấy bột vừa đủ ẩm thì dừng lại và nhồi bột thành một khối mịn dẻo không dính tay.

Bánh chay
Bánh chay

Điểm khác biệt thứ hai là bánh trôi thường ăn khô trong khi bánh chay sẽ được dùng cùng chút nước đường nấu với bột sắn dây hoặc bột đao. Bát chè là sự hòa quyện giữa độ sánh vừa phải, thêm hương hoa bưởi và chút vừng rang vàng.. Bạn còn đang phân vân Tết hàn thực ăn món gì ngon? Đừng bỏ qua món bánh chay thơm ngon béo ngọt này nhé!

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: quà tết cho người ăn chay.

Bánh Xuân Thái

Theo các tài liệu lịch sử thì mãi đến thời Lê Nguyễn thì tục ăn bánh trôi bánh chay trong tết hàn thực mới xuất hiện. Trước đó, ông bà ta đều ăn và tặng nhau bánh cuốn trong ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch. Nếu bạn quá quen thuộc với món bánh trôi, bánh chay mà chưa biết tết hàn thực ăn gì khác được không thì có thể thử bánh cuốn rau thịt đấy.

Bánh Xuân Thái
Bánh Xuân Thái

Phần vỏ bánh Xuân Thái tương tự với bánh cuốn miền Bắc là đều làm từ bột gạo. Tốt nhất nên dùng bột gạo hơi cũ một chút để bánh bớt dính và dễ cuốn, dễ tạo hình. Nhân bên trong là thịt đã được xào chín và rau tươi, rau thơm. Bánh được bàn tay khéo léo cuốn thành hình trụ thon dài, tròn đẹp đẹp và không bị rách mới được đưa lên mâm cúng ông bà. 

Xôi chè

Xôi chè là món không thể vắng mặt trên mâm cỗ cúng tất niên và thường gặp trên mâm cúng rằm, ngày giỗ, thôi nôi. Ở một số nơi người ta cũng nấu xôi chè trong dịp Tết Hàn thực 3/3 để lễ phật hoặc cúng gia tiên.

Xôi chè
Xôi chè

Nấu xôi đỗ xanh như bình thường, phần nước thì cần hòa tan thêm đường rồi nêm nếm cho vừa khẩu vị. Bắc nước đường lên bếp đun sôi rồi đổ từ từ bột năng vào đến khi thấy sánh là được.

Khi thấy nước chè chuyển sang màu trong mới rắc đậu xanh đã ngâm mềm vào. Tiếp tục khuấy đều tay, đun sôi hỗn hợp và tắt bếp là hoàn thành rồi. Giờ hãy múc chè ra bát, thêm xôi vào và thưởng thức vị ngọt dịu của đường, vị bùi thơm của đỗ xanh độ dẻo của gạo nếp thôi nào.

Tết hàn thực ăn gì để may mắn 

Ăn gì để may mắn 
Ăn gì để may mắn
  • Các món ăn, hoa quả có màu sắc đỏ: Đậu đỏ, xôi gấc, táo đỏ, lựu, dưa hấu, cà chua, mận đỏ,…
  • Thịt gà với phần da vàng ươm tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang.
  • Người miền Nam ăn canh khổ qua với ý nghĩa là mọi đau khổ hay vận xui, vận đen sẽ nhanh đi qua để để đón niềm vui mới.

Những điều lưu ý nên làm và nên kiêng trong tết hàn thực 

Vào ngày tết hàn thực, gia đình sẽ sum vầy bên nhau cùng thực hiện một số hoạt động đặc trưng. Để ngày này được trọn vẹn và tốt lành hãy lưu ý một số điều nên và không nên làm sau đây nhé!

Những điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực 

Điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực 
Điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực
  • Chuẩn bị mâm cúng Tết hàn thực thành tâm: Để thể hiện lòng kính trọng và bày tỏ sự biết ơn chân thành đến ông bà, tổ tiên trong Tết Hàn thực thì bạn cần chuẩn bị mâm cúng thành tâm với đầy đủ các vật lễ cần thiết. Các gia đình nên sắm đủ hoa tươi, trái cây, trầu cau, hoa quả và không thể thiếu  bánh trôi, bánh chay đặc trưng  của tết hàn thực.
  • Trang nghiêm khi dâng hương tổ tiên: Đối với người dân Việt Nam thì hành động “thắp hương” là một điều vô cùng tôn nghiêm trước gia tiên. Khi dân hương cần thể hiện lòng thành kính sâu sắc nhất. Cụ thể, người thắp nên ăn mặc lịch sự và chỉnh tề, không chọn trang phục lòa xòa hay vướng víu. Điều quan trọng là phải thành tâm, lòng thành mới là điều con cháu cần có khi dâng hương cho gia tiên.
  • Cùng gia đình đi tảo mộ: Tết Hàn thực là dịp mọi người cúng hướng về cội nguồn, lui về khu đất gia tiên để thăm viếng tỏ lòng biết ơn. Vào ngày này bạn nên cùng gia đình đi tảo mộ và cầu chúc may mắn, thuận lợi, bình an.
  • Nhắc nhở con cháu hướng về cội nguồn: Người Việt có một số ngày lễ đặc biệt để cả gia đình cùng tụ họp, sum vầy và tết hàn thực là một trong số đó. Cả gia đình sẽ chuẩn bị và cùng thưởng thức hương vị ngọt bùi của bánh trôi, bánh chay. Người lớn trong nhà sẽ rất vui vẻ và mong đợi tết hàn thực để gặp mặt con cháu, kể những câu chuyện gia đình từ xưa đến nay.
  • Chỉ nói những điều hay: Cùng gia đình thân yêu ăn tết Tết Hàn thực ta chỉ nên nói những lời hay ý đẹp, nói cho nhau về lẽ phải và kể những câu chuyện may mắn. Dù trong năm có chút xa cách hay bất hòa thì đây sẽ là ngày phù hợp để hòa hảo, bắt tay nhau bỏ qua mọi điều không vui. 

Những điều không nên làm trong ngày Tết Hàn Thực 

  • Kiêng cúng cỗ bàn linh đình: Mọi người con đều muốn dâng lên bàn thờ những thứ tốt đẹp nhất nhưng vào tết hàn thực đừng quá chú trọng vật chất bạn nhé! Mâm cúng đơn giản mà đầy đủ lễ vật cần thiết, có bánh trôi bánh chay cả nhà cùng thưởng thức là được.
  • Kiêng chuyển nhà: Ông bà từ lâu đã tránh chuyển nhà vào Tết Hàn Thực 3/3 bởi họ quan niệm rằng vong linh người đã khuất đang theo sát người thân của họ. Nếu chuyển nhà vào ngày này thì vong linh của những người này sẽ bị xáo trộn.
  • Kiêng ăn mặn: Biết tết hàn thực ăn gì có lẽ bạn sẽ nhận ra đó đều là món chay đúng đúng không? Dù không phải điều bắt buộc nhưng nhiều gia đình sẽ không ăn mặn trong ngày này. Người ta cũng sẽ tránh sát sinh để bày tỏ lòng tôn kính, cầu mong linh hồn của người thân đã khuất dễ dàng siêu thoát.
  • Không nên nói những điều không hay: Điều đại kỵ hàng đầu trong ngày hàn thực cãi vã, tranh chấp. Giải quyết nhẹ nhàng, hợp lý hợp tình, cố gắng để hòa giải là cách tốt nhất. Ngoài ra cũng phải kiêng không nói những điều xui xẻo vào ngày này nhé!

Tết hàn thực nên tránh đồ thắp hương nào

Tết hàn thực nên tránh đồ thắp hương nào
Tết hàn thực nên tránh đồ thắp hương nào
  • Kiêng cúng bánh ngũ sắc: Những món bánh trôi, bánh chay đủ màu đủ vị đúng là đẹp mắt đấy nhưng để cúng tổ tiên trong tết hàn thực thì chưa hợp lý. Vốn dĩ bánh trôi trắng thể hiện sự tinh khiết, thanh tịnh nên mới được đưa lên cúng ông bà vào dịp này. Bạn có thể nấu bánh trôi ngũ sắc vào dịp khác sẽ tốt hơn là cúng trong ngày hàn thực đấy!
  • Cúng chay hay mặn không bắt buộc nhưng nếu có cúng mặn bạn cũng nên tránh các món ăn nặng mùi như thịt chó, thịt ngan, thịt vịt,…
  • Tránh để hoa ly, hoa sứ, cúc vạn thọ lên bàn thờ bởi những hoa này đều mang ý nghĩa không tốt, có thể mang đến vận xui cho gia chủ.
  • Không cúng hoa quả giả vì lòng thành trong việc thờ cúng là vô cùng quan trọng, cúng đồ giả được xem là lừa dối, thiếu lòng thành kính với tổ tiên.
  • Không để quả có gai, vị cay hoặc đắng lên mâm cúng bởi người ta cho rằng những lễ vật này mang đến điềm xấu, cuộc sống sẽ thêm khó khăn, kém may mắn, gia chủ phải chịu cay đắng thăng trầm.

Vừa rồi là những thông tin về Tết Hàn Thực Nut Corner đã tổng hợp được để chia sẻ đến mọi người. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn không còn phân vân trước vấn đề tết hàn thực ăn gì. Cũng đừng quên lưu ý những điều nên làm và cần tránh vào ngày này để tận hưởng ngày lễ trọn vẹn nhất. Hãy ở bên gia đình và trải qua một ngày lễ hàn thực thật hạnh phúc và đáng nhớ nhé!