Tết đoan ngọ ăn gì? Những món ăn chuẩn tết đoan ngọ 2022

08-10-2021
Cập nhật: 08-10-2021

Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp tết đặc biệt trong năm tại Việt Nam. Trong mỗi dịp tết, người Việt ở mỗi miền đều có những món ăn đặc trưng khác nhau. Vậy tết đoan ngọ ăn gì? Có món ăn nào nổi bật khi nhắc đến thì nhớ ngày đến ngày tết đặc biệt này không. Bài viết dưới đây của Nut Corner sẽ giúp bạn tổng hợp những món ăn chuẩn tết đoan ngọ tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu nhé.

Các món ăn đậm chất mùng 5/5

Thịt vịt 

Món ăn đầu tiên trong danh sách những món ăn đậm chất tết đoan ngọ là thịt vịt. Tuy không phải là một món ăn quá xa lạ hay cầu kỳ nhưng cứ đến mùng 5/5, hầu hết các gia đình đều lựa chọn các món từ thịt vịt. Nguyên do một phần vì thịt vịt rất dễ chế biến, tùy vào sở thích của gia đình mà có rất nhiều sự lựa chọn như vịt quay, cháo vịt, gỏi vịt,… Đặc biệt, vịt luộc được xem là món ăn phổ biến nhất vì cách làm đơn giản và rất phù hợp để bày lên mâm cúng.

Thịt vịt

Thịt vịt

Ngoài ra, một lý do khác khiến thịt vịt được ưa chuộng trong dịp tết đoan ngọ là vì có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thêm nữa, Tết đoan ngọ diễn ra trong tháng 5, là tháng có mức nhiệt khá cao vì bắt đầu vào mùa hè. Do đó, thịt vịt là một lựa chọn hoàn hảo vừa giúp giải nhiệt vừa có những món ăn thơm ngon. 

Cơm rượu nếp

Một món ăn khác cũng rất phổ biến trong ngày tết đoan ngọ chính là cơm rượu nếp. Đây là một trong những món có công dụng rất đặc biệt cho sức khỏe. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, trong dạ dày chúng ta có các loại vi khuẩn ký sinh có hại cho cơ thể.

Nếu không được loại bỏ, chúng có thể phát triển và tạo nên các mầm bệnh nguy hiểm. Do đó, ăn cơm rượu nếp vào sáng mùng 5/5 âm lịch sẽ làm cho các loại vi khuẩn vì men rượu mà say và chết đi. Có thể nói đây là cách mà ông bà ngày xưa dùng để phòng trừ dịch bệnh. 

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp

Cách chế biến cơm rượu nếp ở mỗi vùng miền cũng có sự khác biệt đáng kể. Ở miền Bắc, cơm rượu nếp sử dụng nguyên liệu là nếp cẩm, đây là một nguyên liệu rất quen thuộc với người dân miền Bắc. Từ nếp cẩm, người ta áp dụng một công thức đặc biệt để tạo ra một loại cơm rượu nếp cẩm với hương vị đặc trưng của miền Bắc.

Tìm hiểu thêm:  Tết hàn thực ăn gì? Nên làm gì và kiêng gì thì tốt?

Đối với người miền Trung, cách làm phổ biến nhất là ép cơm rượu thành từng khối. Còn với miền Nam, người ta sẽ vo tròn cơm rượu thành từng nắm vừa lòng bàn tay. Tuy có nhiều cách làm khác nhau nhưng nhìn chung món cơm rượu nếp ở mỗi miền đều rất dễ ăn vì có vị ngọt thanh và chua nhẹ khó cưỡng.

Bánh ú 

Tết đoan ngọ tại Trung Quốc và miền nam của Việt Nam có một loại bánh khá đặc trưng, đó là bánh ú. Loại bánh này được chia thành hai loại là bánh ú nhân ngọt và bánh ú nhân mặn. Tại miền Nam của nước ta, đặc biệt là các địa phương ở phía Tây rất ưa chuộng loại bánh ú nhân mặn.

Người ta sẽ làm nhân bánh từ các nguyên liệu như trứng cút, trứng vịt muối, thịt xá xíu, nấm đông cô, hạt sen, tôm khô. Bên ngoài bọc bởi gạo nếp và gói lại bằng lớp lá chuối. Phần lớn những chiếc bánh ú được gói theo hình chóp nón, sau đó buộc chặt lại và đem đi hấp. Loại bánh này dù chỉ phổ biến ở một vùng nhỏ tại Việt Nam nhưng hương vị và độ thơm ngon của nó đã được rất nhiều người công nhận.

Bánh ú

Bánh ú

Bánh gio

Có thể nói nhắc đến tết đoan ngọ thì không thể không nhớ đến bánh gio hay còn gọi là bánh tro. Ăn bánh gio trong ngày mùng 5/5 được xem là một tập tục lâu đời của dân tộc Việt Nam. Có lẽ là do chỉ khi đến ngày này, bánh tro mới được làm và bày bán. Do đó, không phải lúc nào chúng ta cũng được thưởng thức loại bánh đặc biệt này.

Bánh tro

Bánh tro

Bánh gio có hình chóp tam giác nhỏ, được gói gọn trong một lớp lá tre hoặc chuối rồi hấp cho đến khi chín mềm. Nhân bánh là sự kết hợp của các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh. Chính vì thế, khi ăn ta cảm nhận được độ dẻo, bùi cùng với hương vị ngọt thanh và béo vô cùng hấp dẫn. 

Hoa quả

Một mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ của Việt Nam sẽ không thể thiếu sự xuất hiện của các loại hoa quả. Có thể nói tháng 5 là thời điểm đất trời sinh sôi nảy nở, và là mùa có nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi vùng miền tại Việt Nam sẽ có những cách bày trí hoa quả khác nhau. Tuy nhiên vì tết đoan ngọ là tết trừ sâu bọ, bệnh tật, do đó nhiều gia đình thường ưu tiên chọn các loại quả có tính nóng như vải, mít, mận, hay chôm chôm, sầu riêng.

Hoa quả

Hoa quả

Chè trôi nước ,chè kê, chè hạt sen 

Tết đoan ngọ tại Việt Nam còn có các món ăn truyền thống như chè trôi nước, chè kê, chè hạt sen. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, chè trôi nước thường được ăn trong dịp tết Hàn thực 3/3 nhưng tại miền nam, chè trôi nước lại là món ăn của ngày 5/5 âm lịch.

Tìm hiểu thêm:  Bài văn khấn và mâm cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống

Những chén chè với các viên bột nếp được nặn tròn, bên trong là nhân đậu xanh, có thêm một ít hạt mè. Ăn chè trôi nước ngon phải có nước cốt dừa và đường thốt nốt mới làm bật lên được hương vị đặc trưng của món chè này. Trong những ngày nắng nóng của tháng 5, được thưởng thức một chén chè trôi nước thanh mát thì còn gì tuyệt hơn.

Bánh Trôi

Bánh Trôi

Trong khi đó, chè kê được người dân miền Trung lựa chọn để nấu trong dịp tết đoan ngọ. Cách làm món chè này cũng rất đơn giản, và dễ thực hiện. Hạt kê được xay tróc vỏ, sau đó đun sôi trong 20 phút, và tiếp tục ngâm cho đến khi nở mềm, sền sệt. Cuối cùng cho thêm đường và nước gừng. Chè hạt sen là món được người Huế nấu để bày lên mâm cúng tết đoan ngọ. 

Bánh khúc

Trước đây, bánh khúc là loại bánh chỉ phổ biến với dân tộc Nùng ở Mường Khương, Lào Cai. Tuy nhiên, loại bánh đặc sản này đã được biết đến nhiều hơn ở khắp miền Bắc bởi hương vị thơm ngon và màu sắc đẹp mắt của chúng.

Bánh khúc

Bánh khúc

Cách làm bánh khúc thường khó làm nên người ta thường chỉ mua về và bày lên mâm để cúng. Thế nhưng nhiều người vẫn lựa chọn tự tay làm nên những chiếc bánh khúc tại nhà.

Họ sẽ cẩn thận lựa chọn nếp, sau đó giã nhuyễn cùng lá khúc cho thật mịn rồi vo thành viên tròn. Điểm nổi bật của món bánh này chính là lớp nếp xanh bên ngoài, bọc lấy phần nhân là đậu xanh, hành phi, mè đen. Tuy theo khẩu vị của từng gia đình mà mà bánh khúc có thể được hấp hoặc chiên đều được. 

Các loại xôi chè 

Tết đoan ngọ ăn gì nữa nhỉ? Các loại xôi chè cũng là một phần không thể thiếu trong dịp tết đoan ngọ. Mỗi vùng miền tại Việt Nam sẽ có những loại xôi chè khác nhau. Có thể kể đến như miền bắc là chè đậu xanh, chè mật gạo nếp. Hay miền Trung sẽ nấu chè kê, chè hạt sen trong khi người dân miền Nam thì có chè trôi nước. Nhìn chúng xôi chè xuất hiện trên mâm cúng còn là cách mọi người cầu mong những sự ngọt ngào, ấm áp, dẻo dài và bền vững trong cuộc sống.  

Các loại xôi chè 

Các loại xôi chè

Cúng tết đoan ngọ như thế nào?

Mâm cúng tết đoan ngọ

  • Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
Tìm hiểu thêm:  Bánh chưng hay bánh trưng gọi như nào mới đúng?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ tại miền Trung thường sẽ có các thành phần như hương đèn, vàng mã, nước, các loại hoa quả, bánh ú tro, xôi hoặc chè. Đặc biệt loại rượu dùng để cúng là loại nếp trắng bình thường và cơm rượu được nắn thành từng khối. Ngoài ra, trên mâm cúng còn có thể các món từ thịt vịt như vịt luộc hay vịt quay. Ở Huế, người ta còn cúng thêm chè hạt sen, là một món đặc sản của địa phương này trong ngày tết đoan ngọ.

  • Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Ở miền bắc, mâm lễ cúng cũng có các thành phần tương tự với miền Trung. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là loại rượu cúng. Rượu được sử dụng phải là rượu nếp nguyên chất, đậm đặc. Ngoài ra, với dân tộc Nùng ở Mường Khương – Lào Cai còn bày trên mâm cúng món bánh khúc. Đây là món ăn có hương vị thơm ngon và màu sắc cực kỳ bắt mắt. 

  • Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Bên cạnh những thành phần cơ bản như hương đèn, vàng mã, người miền Nam cũng bày trên mâm cúng đĩa cơm rượu nếp. Ngoài ra, trên mâm lễ còn có cả chè trôi nước và bánh ú (một loại bánh nếp có nhân mặn). Đặc biệt, trong dịp tết đoan ngọ tại miền Nam không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc.

Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Theo tìm hiểu của Nut Corner, khung giờ đẹp nhất mà bạn nên bày biện mâm cúng tết đoan ngọ đó là vào 12h trưa (giờ Ngọ) hoặc trong khoảng thời gian từ 11h trưa đến 13h chiều.

Tuy nhiên nhiều gia đình có thể sẽ không sắp xếp được để cúng vào giờ này. Do đó bạn có thể dâng lễ cúng vào sáng sớm từ 7h – 9h. Hai khung giờ này được xem là hoàng đạo để thực hiện các nghi lễ cúng bái tâm linh.

Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các món ăn phổ biến và được ưa chuộng trong dịp tết Đoan Ngọ tại Việt Nam. Hi vọng những gì mà Nut Corner vừa chia sẻ đã phần nào giúp bạn có đáp án cho câu hỏi tết đoan ngọ ăn gì và đã hiểu sâu hơn về tết đoan ngọ của người Việt. Chúc bạn có thể thưởng thức được nhiều món ăn ngon trong ngày tết đoan ngọ nhé.

Bài viết khác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *